ClockThứ Năm, 11/04/2013 05:52

Đô thị xanh, tương lai bền vững

TTH - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đang có kế hoạch hỗ trợ xúc tiến tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển đô thị xanh với tên gọi "Thành phố xanh: Tương lai bền vững của khu vực Đông Nam Á". Đây là đề án phù hợp với lộ trình phát triển đô thị Thừa Thiên Huế thành đô thị di sản - xanh - môi trường bền vững trong tương lai.

Xu hướng phát triển đô thị bền vững môi trường bao gồm cơ sở hạ tầng và thích ứng với biến đổi khí hậu đang là ưu tiên hàng đầu. Theo xu hướng này, đô thị xanh được phát triển theo các yếu tố cơ bản là bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế bền vững, cân bằng các giá trị và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Khách du lịch nước ngoài thích thú khi ngồi xích lô dạo phố trên những tuyến đường rợp bóng cây xanh

  Gieo mầm đô thị xanh 

Theo bà Amy Leung - Trưởng ban Phát triển Đô thị và nước, Vụ Đông Nam Á, ADB: Xu hướng đô thị hóa diễn ra mỗi lúc một nhanh. Các đô thị sẽ chiếm tới gần 3/4 nhu cầu năng lượng của thế giới vào năm 2030. Đô thị trở thành trung tâm của cả 3 vấn đề: dân số tăng nhanh, tài nguyên cạn kiệt và khí hậu biến đổi. Theo chính sách hỗ trợ đến năm 2020 của ADB, sáng kiến “green city” của ADB nhằm phát triển các đô thị xanh, làm hạt giống gieo mầm cho các trung tâm kinh tế xanh phát triển của vùng với chất lượng đời sống được nâng cao. Tại Việt Nam, TP Huế và vùng phụ cận có nhiều tiềm năng để xây dựng thành phố xanh, nên ADB đã chọn Huế để hỗ trợ phát triển đô thị xanh (cùng với TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc). Thành phố xanh (green city) được tuần tự phát triển từ ba ý niệm: Trước hết nó thể hiện một đô thị sinh thái (eco-city) nơi tỷ lệ đáng kể của cây xanh đóng góp vào sự cân bằng sinh thái trên một địa bàn quần cư đông đúc. Tiếp đến, nó thể hiện một đô thị phát triển bền vững (sustainable city) nhờ kết cấu hạ tầng đủ khả năng khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên và ứng phó hiệu quả với các thay đổi nhất là biến đổi khí hậu. Cuối cùng, nó đạt đến trình độ một thành phố thông minh (smart city) nhờ tích hợp công nghệ thông tin (CNTT) vào việc quản lý, điều hành và phục vụ dân sinh. Trên thực tế, hàm lượng CNTT tăng dần từ đô thị sinh thái đến thành phố thông minh. Bản thân CNTT đã là một hạ tầng cơ sở thiết yếu cho việc phát triển đô thị bền vững.
Phù hợp với đô thị tương lai
 
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao, định hướng phát triển đô thị Thừa Thiên Huế thành đô thị di sản - xanh - môi trường bền vững là mục tiêu xuyên suốt của tỉnh trong việc thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Thừa Thiên Huế có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh để xây dựng đô thị xanh. Thừa Thiên Huế có đô thị đặc trưng là TP Huế từng là Kinh đô của Việt Nam; có 2 di sản văn hóa nhân loại gồm di sản vật thể là Quần thể di tích Huế và phi vật thể Nhã nhạc cung đình; Huế là thành phố Festival của Việt Nam. Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế nằm trên Hành lang kinh tế Đông - Tây, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Trung bộ. Thừa Thiên Huế có diện tích hơn 5.000km2 với địa bàn đa dạng, gồm núi đồi, đồng bằng, đầm phá và biển; đặc biệt, chiều dài bờ biển 128km, hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á hơn 22.000ha là những yếu tố thuận lợi cho việc xây dựng đô thị xanh ở Thừa Thiên Huế. Thừa Thiên Huế còn là trung tâm thương mại, dịch vụ, giao dịch quốc tế và là một trong những đầu mối giao thông của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước...       
 
Để phát triển đô thị xanh, Thừa Thiên Huế mạnh dạn loại khỏi các dự án đầu tư có ảnh hưởng đến môi trường. Đồng thời, ưu tiên xúc tiến đầu tư và hợp tác với khu vực tư nhân các danh mục trên lĩnh vực sau: Dự án du lịch nghỉ dưỡng ven biển, đầm phá, sinh thái, du lịch, hội thảo - hội nghị; dự án năng lượng mới, năng lượng tái tạo; xây dựng cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng biển, logostics, cảng du thuyền; hạ tầng khu đô thị, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu phi thuế quan; công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp silicat; chế biến nông – lâm - thủy sản; giáo dục và đào tạo...  
Mục tiêu hướng tới
 
Trên cơ sở Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thừa Thiên Huế xây dựng kế hoạch phát triển Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 với mục tiêu phát triển đô thị bền vững: Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành đô thị sinh thái, có các ngành kinh tế phát triển theo hướng xanh hóa; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên; chất lượng cuộc sống của nhân dân được cải thiện; có lối sống thân thiện môi trường…
 
Theo đó, Thừa Thiên Huế sẽ xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý của địa phương về sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên để thực hiện tăng trưởng xanh. Thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường. Phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh, dịch vụ xanh. Ngăn ngừa và xử lý có hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường. Tạo chuyển biến cơ bản về phát triển văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học -công nghệ nhằm cải thiện một bước quan trọng về đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Phấn đấu đến năm 2020, có 95% các khu đô thị, 70% các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn đạt chuẩn quy định; 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; đất cây xanh công cộng khu vực nội thị các đô thị đạt trên 5m2/người.
Thái Bình
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lật xe đầu kéo, tài xế tử nạn

Sáng 18/12, Công an huyện A Lưới cho biết, đang phối hợp với Phòng CSGT công an tỉnh điều tra làm rõ vụ tai nạn lật xe đầu kéo trên đeo A Co (huyện A Lưới) khiến tài xế tử nạn.

Lật xe đầu kéo, tài xế tử nạn
Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao

Dự án (DA) Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vừa được Quốc hội thông qua nghị quyết chủ trương đầu tư. Theo phương án đề xuất trình Quốc hội, DA Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh) đi qua địa phận 20 tỉnh, thành, trong đó có Huế. DA được thiết kế có tốc độ 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa…

Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao
Tăng tốc trên các công trình trọng điểm

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công khá cao so với trung bình chung của cả nước. Theo đó, tính đến cuối tháng 10/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 59,7% kế hoạch. Song, để đạt được mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công đến cuối năm nay là thách thức không nhỏ với các ban ngành, chủ đầu tư.

Tăng tốc trên các công trình trọng điểm

TIN MỚI

Return to top