ClockThứ Sáu, 26/01/2024 06:39

Dự án Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tại các khu vực trọng điểm: Nhiều dang dở

TTH - Sau nhiều lần gia hạn tiến độ thực hiện (đến hết 31/12/2023) dự án trọng điểm này vẫn thi công “trầy trật”, chưa hoàn thành, ảnh hưởng tiến độ giải ngân vốn, gây nguy cơ lãng phí đầu tư.

Góp phần hạn chế rác thải nhựaCư dân đô thị với xu hướng tiêu dùng xanh

 Dự án xử lý rác vùng trọng điểm ngổn ngang, thi công “trầy trật” nhiều tháng qua

Dự án Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tại các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh (gọi tắt DA) được triển khai thi công tại xã Hương Bình, thị xã Hương Trà từ năm 2018, với tổng mức đầu tư cả 2 giai đoạn gần 86 tỷ đồng (trong đó, giai đoạn 1 hơn 69 tỷ đồng).

DA gồm 3 gói thầu do Liên danh Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh - Công ty TNHH Tân Bảo Thành - Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Miền Trung trúng thầu thi công, Ban QLDA Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh làm chủ đầu tư.

Mục tiêu đầu tư của DA là giải quyết triệt để ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt trên địa bàn Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà và một phần TP. Huế, nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường bền vững và phục hồi sinh thái với công suất xử lý giai đoạn 1 là 150 tấn/ngày.

Giai đoạn 1 DA, gồm các hạng mục san nền trên diện tích 15,5ha; xây dựng sân, đường bê tông nội bộ hơn 14.400m2 và 2 ô chôn lấp rác có diện tích mặt 20.640m2, diện tích đáy 13.520m2 với dung tích chứa 121.000m3; hệ thống thu gom nước ngầm đáy ô chôn lấp dẫn vào hồ sinh học cùng các hạng mục khác với tổng chi phí hơn 69 tỷ đồng.

Sau 5 năm triển khai với nhiều lần được gia hạn tiến độ, đến nay nhiều hạng mục của các gói thầu vẫn dang dở, gây lãng phí đầu tư và việc đưa vào vận hành công trình xử lý rác thải vùng trọng điểm vẫn là một bài toán “nan giải” cho chủ đầu tư.

Cụ thể, đối với gói thầu số 8 do Công ty TNHH Tân Bảo Thành thi công, hiện nay nhà thầu đang triển khai với khối lượng thực hiện mới đạt khoảng 14,8 tỷ/16,43 tỷ đồng, đạt 90% giá trị hợp đồng. Trong quá trình thi công, nhà thầu này nhiều lần trễ tiến độ, không tập trung thi công, chủ đầu tư đã 2 lần xử phạt vi phạm tiến độ hợp đồng với tổng số tiền hơn 304 triệu đồng.

Đối với gói thầu số 19 gồm toàn bộ phần xây lắp và thiết bị còn lại của giai đoạn 1 do Liên danh Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh - Công ty TNHH Tân Bảo Thành - Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Miền Trung thực hiện. Trong đó, Công ty TNHH Tân Bảo Thành giá trị khối lượng thực hiện đạt khoảng 85% giá trị hợp đồng. Theo đánh giá của chủ đầu tư, hiện nay nhà thầu vẫn đang bố trí nhân lực, thiết bị máy móc để tổ chức thi công các hạng mục còn lại theo hợp đồng. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện vẫn khá chậm, ngắt quãng liên tục. Dù chủ đầu tư đã xử phạt vi phạm tiến độ hợp đồng 1 lần với số tiền hơn 273 triệu đồng.

Trong khi đó, Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh, giá trị khối lượng thực hiện trên công trường đến nay mới đạt khoảng 80% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, nhà thầu này chưa nỗ lực trong công tác tổ chức thi công, làm nhiều hạng mục công trình dang dở và bỏ bê công trường đã nhiều tháng nay. Đặc biệt, là các hạng mục hoàn thiện 2 ô chôn lấp; chưa lắp đặt thiết bị phục vụ vận hành bãi rác. Chủ đầu tư đã xử phạt vi phạm tiến độ hợp đồng 1 lần với số tiền hơn 205 triệu đồng, nhưng tình hình vẫn không cải thiện.

Bên cạnh đó, đối với Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Miền Trung, khối lượng thực hiện đến nay đạt khoảng 80% giá trị hợp đồng. Đơn vị này cũng chỉ thi công “cầm chừng” do chưa có mặt bằng hoàn thiện của gói thầu số 8, gói thầu số 19 nên không thể thi công các khối lượng còn lại.

Ông Đặng Quang Ngọc - Phó Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh thông tin, công trình chậm trễ tiến độ nhiều lần là do các nhà thầu Công ty TNHH Tân Bảo Thành và Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh không nỗ lực trong việc triển khai thi công nên ảnh hưởng đến tiến độ chung của DA. Đặc biệt trong đó Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh ngưng thi công trong thời gian dài. Phần việc còn lại chưa thi công hoàn thành chủ yếu tập trung ở 2 ô chôn lấp rác, hồ điều hòa, hồ chỉ thị sinh học và thiết bị bể xử lý nước thải, đây là các hạng mục chính quyết định đến hoạt động và vận hành bãi xử lý rác.

Bên cạnh đó, việc đưa vào vận hành, khai thác công trình xử lý rác thải sau khi thi công hoàn thành cũng là bài toán “nan giải” với chủ đầu tư. Theo ông Đặng Quang Ngọc, hiện nay chưa xác định cụ thể về nguồn gốc và khối lượng rác cung cấp cho công trình để xử lý rác khi đưa vào vận hành thử. Theo hợp đồng ký kết, hiện hầu hết rác trên địa bàn sẽ được tập trung về nhà máy điện rác Phú Sơn (thị xã Hương Thủy) với công suất thiết kế 600 tấn/ngày đêm để xử lý.

Đến nay vẫn chưa có đơn vị quản lý vận hành chính thức. Trong Văn bản số 10879/UBND-XD ngày 1/12/2020, UBND tỉnh thống nhất giao Công ty cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế là đơn vị tạm thời vận hành, quản lý khu xử lý chất thải rắn tập trung Hương Bình, trong thời gian đầu khi chưa lựa chọn được đơn vị quản lý. Do vậy, nếu vận hành thử xong thì công tác duy trì, bảo vệ bãi rác cũng khó khăn, tốn kém kinh phí.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp
Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

Chiều tối 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp dòng họ Trang, dòng họ Nghiêm đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

TIN MỚI

Return to top