ClockThứ Sáu, 22/12/2023 06:04

Cư dân đô thị với xu hướng tiêu dùng xanh

TTH - Như đã thành thói quen, mỗi lần đi chợ là chị Nguyễn Thị Kim (P. Thủy Xuân, TP. Huế) lại đem theo chiếc giỏ mây để đựng thực phẩm như rau, củ, quả, gia vị. Theo chị Kim, túi ni-lông tiện dụng và rẻ nhưng vô cùng gây hại cho môi trường và sức khỏe. Nhẩm tính mỗi sạp hàng, mỗi lần mua bất cứ thứ gì từ mớ rau, con cá đến trái chanh, trái ớt đều sử dụng bao ni-lông thì mỗi ngày lượng rác thải nhựa sẽ quá tải như thế nào…

Kinh doanh xanh, tiêu dùng xanhCùng doanh nghiệp hướng đến “Tiêu dùng xanh”Xây dựng mục tiêu thành phố xanh, ứng phó biến đổi khí hậu

 Sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường ngày càng xuất hiện nhiều ở thị trường Huế

Tương tự, chị Hoàng Kim Hoàng, bạn thời đại học của tôi hiện công tác tại KCN Phong Điền cho hay, những ngày bận rộn chị thường đặt đồ ăn online. Chị thường tham khảo lựa chọn cửa hàng nào sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường, có thể tái sử dụng, như: ly, hộp, ống hút bằng giấy hoặc tre, bã mía...

“Việc xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững chính là kết hợp nếp sống đẹp truyền thống với những phương tiện văn minh, hiện đại để tạo nên đời sống tốt đẹp” - chị Kim Hoàng nói.

Tại hội thảo kết nối doanh nghiệp tỉnh với hoạt động chuyển giao đổi mới công nghệ do Sở KH&CN tổ chức vào dịp giữa tháng 12/2023, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh - ông Dương Tuấn Anh chia sẻ, thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam đang dần phát triển thực sự về chiều sâu. Người tiêu dùng không chỉ xem trọng các yếu tố rất cơ bản như chất lượng cảm nhận, độ bền, giá cả, mà còn quan tâm nhiều đến các yếu tố an toàn sử dụng, sản phẩm tươi ngon, thông tin về thành phần dinh dưỡng, nguồn gốc - xuất xứ, hay công dụng, tính năng sản phẩm, hoặc sản phẩm đạt chứng nhận chất lượng… Do đó các DN cần thích ứng, chuyển giao đổi mới công nghệ đảm bảo chữ tín trong sản xuất, kinh doanh, từ đó giữ vững thương hiệu của DN, xây dựng môi trường kinh doanh - tiêu dùng lành mạnh, văn minh.

Hiện nay, các hệ thống siêu thị, bán lẻ hiện đại góp phần không nhỏ trong việc đưa các sản phẩm xanh, sạch đến gần hơn với người tiêu dùng vì đa số đều được kiểm soát về chất lượng, mẫu mã và giá cả với hệ thống phân phối, logistics chuyên nghiệp. Nhiều siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã áp dụng nhiều chương trình thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh, khuyến khích người dân sử dụng các bao bì thân thiện với môi trường. Tuy nhiên việc phổ biến rộng các mô hình này hiện nay là chưa dễ dàng. Chính việc làm này cần có lộ trình dài hơi với nhiều giải pháp cụ thể, phù hợp với khu vực dân cư, bởi giá thành để sản xuất các mặt hàng, sản phẩm xanh còn cao.

Một chuyên gia kinh tế cho rằng, nhiều trào lưu về sử dụng các loại ni-lông dễ phân hủy, lá chuối, bã mía… để làm bao bì cũng nhanh chóng “hụt hơi” vì thiếu tính tiện lợi, bền, rẻ so với các loại bao bì ni-lông thông dụng. Cùng với đó, trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, thói quen mua hàng qua mạng cũng kéo theo sự tăng trưởng nhanh và nhiều túi ni-lông, hộp nhựa… bởi khi vận chuyển thức ăn, hàng tiêu dùng, các loại bao bì thân thiện với môi trường đều khó đáp ứng các tiêu chí “bền, rẻ, tiện lợi”.

Để các loại sản phẩm xanh trở nên phổ biến rất cần những cơ chế, chính sách, chương trình hỗ trợ phù hợp của các cơ quan chức năng, địa phương trong việc khuyến khích các mô hình sản xuất, tiêu dùng xanh, bền vững, các DN sản xuất, cung ứng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đồng thời, cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để người tiêu dùng ngày càng quan tâm, tìm hiểu và dần thay đổi thị hiếu, thói quen tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường.

Bài, ảnh: MINH HOÀI
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vượt thách thức trong phát triển đô thị

Khi Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thì diện tích của đô thị Thừa Thiên Huế là rất lớn. Điều này đặt ra nhiều thách thức.

Vượt thách thức trong phát triển đô thị
Lan tỏa lối sống xanh.

Với tốc độ phát triển kinh tế- xã hội như hiện nay đã kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường. Cùng với nhiều giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, “sống xanh” được xem là hành vi ứng xử với môi trường sống văn minh hơn.

Lan tỏa lối sống xanh
Giảm nhiệt cho đô thị

Những ngày nắng nóng, nhất ở khu vực đô thị - nơi có nhiều nhà xi măng bê tông hấp thu nhiệt lượng cao sẽ làm cho đô thị nóng hơn. Để “giảm nhiệt” cho đô thị cần nhiều giải pháp; trong đó tăng cường những “mảng xanh” cần được xem trọng.

Giảm nhiệt cho đô thị
"Rộng cửa" cho tín dụng xanh

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phan Quốc Sơn chia sẻ, Thừa Thiên Huế tiếp cận tăng trưởng xanh theo hướng đẩy mạnh các mô hình kinh tế xanh thay thế cho mô hình kinh tế truyền thống, vừa phát triển kinh tế nhưng vẫn bảo vệ được môi trường.

Rộng cửa cho tín dụng xanh
HOÀN THIỆN HẠ TẦNG CHO ĐÔ THỊ DI SẢN ĐẶC THÙ TRONG TƯƠNG LAI:
“Tâm” & “thế” đã sẵn sàng

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 1264 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính TP. Huế, bộ mặt đô thị Huế có nhiều thay đổi. Liên quan đến việc hoàn thiện hạ tầng tại các xã, phường mới sau ngày 1/7/2021 cũng như công tác chuẩn bị trước khi thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính thành 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa theo Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với TUV, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật.

“Tâm”  “thế” đã sẵn sàng

TIN MỚI

Return to top