ClockThứ Sáu, 21/12/2018 06:00

Giá cát tăng và bài toán vật liệu thay thế

TTH - Theo dự báo, giai đoạn 2020-2030, nhu cầu cát xây dựng của tỉnh sẽ vượt quá năng lực khai thác, đặt ra bài toán về nghiên cứu sử dụng các loại vật liệu thay thế cát lòng sông.

Giá cát xây dựng tăng cao do nguồn cung khan hiếmKhan hiếm cát và tác động chính sách

Cát xây dựng đang khan hiếm đặt ra bài toán tìm vật vật liệu thay thế

Giá cát tăng

Cát xây dựng trên địa bàn hiện đang được khai thác chủ yếu dưới các lòng sông vì kích thước hạt lớn, chất lượng tốt, được sử dụng làm cát bê tông, xây, trát. Tuy nhiên, theo cảnh báo, nếu khai thác nhiều, không có quy hoạch sẽ ảnh hưởng tới dòng chảy, đất đai và môi trường. Chính vì vậy thời gian gần đây, tỉnh và các cơ quan liên quan đã đẩy mạnh hoạt động kiểm soát khai thác cát trên các con sông.

Cùng với hoạt động kiểm soát, trên tuyến sông Hương, các mỏ cát, sỏi được cấp phép khai thác đã hết thời hạn, trữ lượng. Trong tháng 10 và 11/2018, UBND tỉnh đã đình chỉ khai thác và thu hồi giấy phép 3 DN gồm: Công ty CP TMDV Hồng Phát, Công ty CP Châu Thành Phát, Công ty CP XD 939. Hiện, tuyến sông Bồ là nguồn cung ứng cát xây dựng chính. Nguồn cung cát khan hiếm là nguyên nhân đẩy giá cát lên cao.

Giá cát tăng, các dự án (DA) bất động sản là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất, nhất là các DA đang triển khai. Một DN cho biết, các hợp đồng thực hiện DA đều được tính toán trước đó với khung giá vật liệu trung bình và ổn định. Việc tăng đột biến một vật liệu sẽ kéo theo việc tăng tổng mức đầu tư, ảnh hưởng cả công trình.  

Thông thường trong xây dựng, vật liệu cát chiếm khoảng 5-10% kết cấu. Giá cát tăng vọt như hiện nay ảnh hưởng trực tiếp đến mức đầu tư DA, gây khó khăn cho nhà thầu, đơn vị thi công lẫn chủ đầu tư. Chưa nói tình trạng tăng giá đột biến sẽ đi kèm với việc khan hàng, không có nguồn cung; nếu tình trạng này kéo dài có thể kéo theo hàng loạt công trình xây dựng bị chậm tiến độ.

Theo ông Nguyễn Đại Viên, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, nếu mọi năm, thời điểm này các công trình đều “đóng cửa” thì năm nay thời tiết khá thuận lợi nên nhu cầu vật liệu nói chung và cát nói riêng lớn. Ngoài ra, việc siết chặt quản lý khai thác cát, chống khai thác cát lậu là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu nguồn cung, đẩy giá cát lên cao.

Giá cát xây dựng tại các bãi đang ở mức cao

Bài toán vật liệu thay thế

Theo quy hoạch vật liệu xây dựng đến năm 2020, tầm nhìn 2030, tổng trữ lượng cát trên các con sông ở Thừa Thiên Huế như: sông Bồ, sông Hương, sông Truồi hiện còn 2,75 triệu m3, chỉ có thể đáp ứng nhu cầu khai thác làm vật liệu xây dựng trong một vài năm tới.

Lâu nay, nguồn cung cát sỏi trên các con sông ở Thừa Thiên Huế được bồi đắp sau các mùa lũ, tính ra, mỗi năm có khoảng từ 1,3-1,7 triệu m3 do mưa lũ trôi về bổ sung vào lòng sông. Từ khi các DA thuỷ điện, thuỷ lợi được xây dựng và đi vào hoạt động, lượng cát sỏi từ thượng nguồn bổ sung về hạ nguồn các con sông không còn nhiều như trước. Đây là nguyên nhân gây tình trạng thiếu cát xây dựng trầm trọng.

Theo dự tính, nhu cầu cát cho xây dựng trên địa bàn đến năm 2020 là 1.650 – 1.660 ngàn m3. Năm 2015, năng lực khai thác cát trên địa bàn tỉnh chỉ đạt khoảng 160 ngàn m3, so với nhu cầu dự báo về cát của tỉnh đến năm 2020 thì còn thiếu trên 1.500 ngàn m3.

Ông Nguyễn Đại Viên thông tin: Tỉnh đang giao Sở Xây dựng xây dựng lộ trình thay thế cát lòng sông trên cơ sở đánh giá trữ lượng một số vật liệu thay thế như: đá mi, cát nội đồng, cát nhân tạo (cát xay từ đá)…

Hiện một số tỉnh như: Quảng Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu đang tiến hành ứng dụng cát nhân tạo vào xây dựng. Nhưng giá cát nhân tạo khá cao, trung bình mỗi m3 cát nhân tạo có giá từ 300-350 ngàn đồng.

Theo ông Viên, việc tăng giá cát lòng sông như hiện nay sẽ là thời cơ lớn để đẩy mạnh sử dụng vật liệu thay thế lòng sông, có nguồn cung rất dồi dào. Trong đó, cát nghiền từ đá có khối lượng lớn, phân bố phân tán trên địa bàn tỉnh với trữ lượng trên 779 triệu m3. Đá mi có tổng khối lượng có thể đáp ứng từ 20% – 30% nhu cầu sử dụng cát trên toàn tỉnh.

Hai nguyên liệu này có khối lượng tương đối lớn và giá thành rẻ. Còn cát mịn có trữ lượng lớn, chưa được khai thác lại có tính ứng dụng cao, có thể sử dụng sản xuất bê tông và vữa, đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn tỉnh trong những năm tới.

Quan trọng nhất hiện nay là cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp ngành, từ siết chặt quản lý khai thác cát lòng sông, đồng thời kêu gọi các đơn vị tham gia đầu tư công nghệ sản xuất và ứng dụng các vật liệu thay thế.

Theo khảo sát, hiện giá cát tại các mỏ đang bán với mức 280-300 ngàn đồng/m3. Giá cát vận chuyển về tận chân công trình của một số đơn vị cung ứng đang dao động ở mức 300-350 ngàn đồng/m3. Riêng cát tại khu vực dọc sông Bồ có giá 190 ngàn đồng/m3. Tuy nhiên, việc vận chuyển cát từ khu vực sông Bồ vào phân phối tại các công trình ở thành phố cũng khiến giá cát bị “đội” lên gần 100 ngàn đồng/m3.

Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nợ xấu tăng & bài toán chất lượng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng chưa bứt tốc, chất lượng tín dụng sụt giảm đang đặt các tổ chức tín dụng trước bài toán phải làm thế nào để hài hòa mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát tốt chất lượng tín dụng.

Nợ xấu tăng  bài toán chất lượng tín dụng
Giá vé máy bay ở châu Âu và châu Á đang bắt đầu ổn định và có xu hướng giảm dần

Reuters ngày 28/5 cho biết, giá vé máy bay ở châu Âu và châu Á đang bắt đầu ổn định và có xu hướng giảm dần. Đây được xem là một dấu hiệu cho thấy sự bùng nổ du lịch kéo dài thời hậu COVID đang suy yếu, có thể dẫn đến những lo ngại cho các hãng hàng không vốn đang phải vật lộn với chi phí tăng cao và số lượng máy bay hạn chế.

Giá vé máy bay ở châu Âu và châu Á đang bắt đầu ổn định và có xu hướng giảm dần
“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng

Sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) là ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên. Do đó, thúc đẩy chuyển đổi ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa” sẽ đóng góp tích cực vào chuyển đổi xanh nền kinh tế, hướng đến phát triển bền vững.

“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng

TIN MỚI

Return to top