ClockThứ Bảy, 06/07/2024 14:19

Giải phóng mặt bằng khu chung cư Đống Đa: Giải pháp để người dân yên tâm

TTH - Qua hơn 2 năm triển khai các giải pháp, cũng như tổ chức đối thoại với các hộ dân liên quan đến dự án (DA) Cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A, B, C Khu chung cư (KCC) Đống Đa, song đến nay vẫn vì còn 33/161 hộ chưa thống nhất phương án nhận tiền và bàn giao mặt bằng (BGMB). UBND TP. Huế tiếp tục phối hợp với các ban ngành tiếp tục vận động, tháo gỡ vướng mắc, đồng thời xây dựng phương án cưỡng chế đối với các hộ dân không bàn giao nhà nhằm đẩy nhanh tiến độ BGMB cho DA.

Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng Khu Chung cư Đống ĐaNỗ lực bàn giao mặt bằng khởi công Khu chung cư Đống ĐaLựa chọn nhà đầu tư cải tạo, xây dựng khu chung cư Đống Đa

 Mặt tiền KCC Đống Đa nhếch nhác gây mất mỹ quan đô thị cho khu vực trung tâm thành phố

Nhiều hộ dân chưa yên tâm

Qua hơn 45 năm xây dựng và sử dụng, hiện các khối nhà ở KCC Đống Đa xuống cấp nghiêm trọng nên tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ, cháy nổ, đe dọa đến tính mạng của các hộ dân.

Sau nhiều cuộc họp bàn và lấy ý kiến người dân, ngày 17/3/2021, UBND tỉnh ban hành kế hoạch về việc cải tạo, xây dựng KCC Đống Đa và giao Công ty CP Phát triển và Đầu tư Đống Đa (gọi tắt là Công ty Đống Đa) làm chủ đầu tư, Trung tâm Phát triển quỹ đất (PTQĐ) TP. Huế phối hợp với các ban ngành, địa phương triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) để BGMB cho chủ đầu tư triển khai DA. Theo đó, công trình được thiết kế có 2 tầng hầm và từ 18 đến 25 tầng nổi, tổng mức đầu tư khoảng 1.300 tỷ đồng, thuộc DA có quy mô cao cấp.

Theo kế hoạch, DA KCC Đống Đa khởi công từ tháng 5/2024, song đến nay, Trung tâm PTQĐ TP. Huế vẫn chưa thể BGMB cho chủ đầu tư do 33/161 hộ dân (chủ yếu ở tầng 1 khu nhà A) chưa thống nhất phương án nhận tiền và BGMB.

Bà Bùi Thị Nhuần, P.209 Dãy A cho rằng, khi bố trí căn hộ tạm cư phải có giấy tờ đảm bảo; trong đó chủ đầu tư phải ra UBND phường công chứng thời gian người dân bàn giao nhà, thời điểm nhận nhà mới sau khi DA hoàn thành. Nếu như không có cam kết rõ ràng, khi chúng tôi giao nhà xong, chủ đầu tư không có vốn nên không triển khai xây dựng, hoặc đem bán cho đơn vị khác thì biết khi nào người dân có nhà để ở.

 Phía đường Võ Văn Tần, một số ngôi nhà đã được tháo dỡ gây mất mỹ quan đô thị

Cùng quan điểm với bà Nhuần, có khá nhiều hộ dân trong số 33 hộ chưa BGMB lo lắng về thời gian tạm cư (chưa xác định), yêu cầu TP. Huế phải ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để yên tâm bàn giao; chủ đầu tư phải cam kết tiến độ triển khai DA; đề nghị bồi thường, hỗ trợ phần tiền đất mà người dân đã đóng trước đây; nâng hệ số K…

Liên quan đến kiến nghị các hộ dân về vấn đề tăng hệ số K, theo lãnh đạo Trung tâm PTQĐ thành phố, năm 2021 tại hội nghị nhà chung cư được tổ chức để các nhà đầu tư trình bày và đề xuất phương án cải tạo các dãy nhà A, B, C KCC Đống Đa, chủ đầu tư đã đề xuất diện tích sử dụng căn hộ tối thiểu không nhỏ hơn 45m2 sàn và hệ số quy đổi tái định cư tại DA là K = 1,5 lần diện tích sàn sử dụng hợp pháp cũ và đã được 66,67% cư dân tại hội nghị đồng ý. UBND tỉnh đã có quyết định chấp thuận kết quả hội nghị.

Sớm triển khai dự án

Ông Nguyễn Văn Bình, một hộ dân sinh sống ở phường Phú Nhuận cho rằng, KCC Đống Đa nằm trên trục đường chính của thành phố, nhưng hạ tầng ở đây quá nhếch nhác, xuống cấp ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị của thành phố du lịch. Mặt khác, do đầu tư quá lâu và thời gian gần đây UBND tỉnh có ý định cải tạo, nâng cấp nên không đầu tư hệ thống PCCC đạt chuẩn, càng kéo dài thời gian BGMB và thi công sẽ càng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, đe dọa đến tính mạng và tài sản của hàng trăm hộ dân cũng như tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Liên quan đến các ý kiến của các hộ dân, ông Bùi Ngọc Chánh, Phó Giám đốc Trung tâm PTQĐ TP. Huế thông tin, tính đến ngày 4/7, KCC Đống Đa còn 33 hộ dân và 1 hộ thuê căn hộ sở hữu nhà nước chưa bàn giao nhà. Để đẩy nhanh tiến độ BGMB, trung tâm đã tổng hợp, phân chia các nhóm đối với các hộ chưa BGMB để lên kế hoạch làm việc và tháo gỡ vướng mắc, bao gồm: Nhóm các hộ có nhiều ý kiến (18 hộ), nhóm các hộ bị lôi kéo (9 hộ) và nhóm các hộ đang công tác tại các đơn vị, cơ quan nhà nước (7 hộ).

Trong đó, đối với nhà tạm cư, Trung tâm đề nghị chủ đầu tư thông báo để các hộ đăng ký cụ thể căn hộ tạm cư và đính kèm biên bản bàn giao nhà tạm cư cho dân, thuê và bàn giao lại cho Trung tâm PTQĐ thành phố và UBND thành phố để tổ chức ký biên bản bàn giao căn hộ tạm cư cho các hộ trực tiếp. Đồng thời, thành phố có văn bản đề nghị Sở Xây dựng trả lời vấn đề hóa giá đất cho người dân. Đây là vấn đề được rất nhiều hộ quan tâm hiện nay. Ngoài ra, Trung tâm tiếp tục tổ chức vận động, tuyên truyền cho các hộ đang công tác tại cơ quan nhà nước nhằm tạo sự đồng thuận trong việc đồng ý chủ trương và BGMB; tổ chức thông báo bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất cho các hộ dân để người dân yên tâm trong quá trình giao nhận.

Xây dựng phương án cưỡng chế

Để đẩy nhanh tiến độ GPMB, ngày 28/6/2024, UBND TP. Huế có văn bản liên quan đến DA Cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A, B, C KCC Đống Đa. Theo đó, thành phố yêu cầu Trung tâm PTQĐ lên kế hoạch cụ thể để lãnh đạo thành phố trực tiếp làm việc với từng nhóm các hộ dân chưa bàn giao nhà đã được phân loại nêu trên để thực hiện công tác vận động, giải thích cho các hộ dân hiểu và BGMB, nhằm tạo điều kiện cho chủ đầu tư triển khai DA theo đúng tiến độ.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Huế, ông Nguyễn Việt Bằng, để đảm bảo tiến độ xây dựng KCC Đống Đa cũng như tạo sự đồng thuận trong công tác GPMB, Trung tâm PTQĐ thành phố chủ trì, phối hợp với Công ty Đống Đa, UBND phường Phú Nhuận và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng phương án cưỡng chế đối với 33 hộ dân chưa bàn giao nhà; tiếp nhận các căn hộ tạm cư để bố trí tạm cư cho các hộ dân đã đăng ký. Đồng thời, tham mưu văn bản cam kết đảm bảo thời gian tạm cư, chất lượng công trình, tiến độ DA... gửi các hộ dân có đề nghị tạm cư để chủ đầu tư bàn giao nhà không vượt quá 36 tháng theo Quyết định 2088 ngày 08/9/2023 về quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư DA Cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A, B, C KCC Đống Đa. Cùng với đó, lập phương án ký kết việc bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất cho các hộ dân đúng quy định.

TP. Huế yêu cầu Công ty Đống Đa rà soát, khẩn trương tham mưu các thủ tục liên quan đến DA đã được UBND tỉnh phê duyệt; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác tổ chức, tuyên truyền vận động, đàm phán thỏa thuận để các hộ BGMB thực hiện DA; đồng thời, chủ trì, phối hợp với các đơn vị và các hộ dân có liên quan tiếp tục khảo sát, tìm kiếm các vị trí cụ thể để bố trí tạm cư cho các hộ gia đình khi thực hiện GPMB DA để bàn giao cho UBND TP. Huế và Trung tâm PTQĐ thành phố.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo

Là địa phương nằm ở vùng ven thành phố, số hộ nghèo trên địa bàn phường Hương Vinh (TP. Huế) khá đông. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), bằng nhiều cách làm và đa dạng các giải pháp giảm nghèo, đến cuối tháng 11/2024, toàn phường chỉ còn 10 hộ nghèo, vượt 400% so với chỉ tiêu thành phố giao.

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo
Hướng đến nền y tế hiện đại, tăng sự hài lòng của người dân

Trong xu thế đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Y tế đầu tư xây dựng Trung tâm Điều hành y tế thông minh (YTTM) nhằm phục vụ cho việc hoạch định chính sách, quản lý điều hành, phòng, chống dịch bệnh, giúp người dân nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. PGS.TS. Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế đã trao đổi với Báo Thừa Thiên Huế về vấn đề này.

Hướng đến nền y tế hiện đại, tăng sự hài lòng của người dân
​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân

Hưởng ứng ngày Đái tháo đường thế giới 14/11, Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp cùng Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh tổ chức chương trình “Tầm soát miễn phí đái tháo đường cho người dân toàn tỉnh”.

​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân
Thông tin doanh nghiệp:
Vận Chuyển Xuyên Biên Giới: Giải Pháp Kết Nối Kinh Tế Toàn Cầu Và Những Thách Thức Cần Giải Quyết

Vận chuyển xuyên biên giới đã trở thành yếu tố quan trọng giúp kết nối thị trường quốc tế, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho các doanh nghiệp. Việc xây dựng chiến lược vận chuyển phù hợp giúp tăng sức cạnh tranh trong nền kinh tế số hiện đại. Trong bài viết này, hãy cùng EFEX tìm hiểu fulfillment là gì và làm sao để tận dụng tối đa dịch vụ này trong quá trình vận chuyển xuyên biên giới.

Vận Chuyển Xuyên Biên Giới Giải Pháp Kết Nối Kinh Tế Toàn Cầu Và Những Thách Thức Cần Giải Quyết

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top