ClockThứ Hai, 23/12/2019 06:00

Giữ “hồn" Huế khi đô thị hóa

TTH - TP. Huế dự kiến sẽ được mở rộng gấp 5 lần so với hiện tại. Theo đó, sẽ có núi, có biển, có sông…, vừa có nét cổ kính vừa có tính hiện đại.

Ưu tiên xã hội hóa phát triển dịch vụ đô thị thông minhVận hội mới mang tính chiến lượcPhát triển đô thị bền vững

Theo ông Vũ Hoài Phương, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Du lịch, việc mở rộng TP. Huế rất cần thiết, nhưng để phát triển bền vững và giữ bản sắc riêng, đừng để “đô thị hóa trong văn hóa”, “hồn Huế” cần được giữ gìn.

Ông Vũ Hoài Phương, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Du lịch

Về việc mở rộng TP. Huế, ông có nhận định như thế nào?

Nhiều người nghĩ khi mở rộng thành phố sẽ đi đôi với đô thị hóa, mà khi đã đô thị hóa sẽ "mất" Huế, không còn là Huế nữa. Nhiều người cứ làm xấu đi ý nghĩa của từ đô thị hóa. Phải nhìn nhận đúng rằng, bản thân đô thị hóa là phát triển, phù hợp với quy luật chứ không phải là xấu. Đô thị hóa trong một không gian, kiến trúc, có sự sắp xếp bài bản thì đó là đô thị hóa tốt. Như nông thôn ở châu Âu, cũng đô thị hóa, việc đô thị hóa tốt đã tạo thêm nhiều dịch vụ mới, được cơ giới hóa, giao thông thuận lợi…, tạo cho đời sống thêm hiện đại, phát triển.

“Đô thị hóa trong văn hóa” có lẽ là một vấn đề còn khá mới mẻ, ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

Thường đô thị hóa khi phát triển sẽ kéo theo nhiều thay đổi về đời sống vật chất, lẫn tinh thần. Những nét văn hóa truyền thống, bản sắc của mỗi vùng quê, mỗi điểm đến cũng dễ bị thay đổi, không còn được gìn giữ và phát huy. Khi đó, đô thị hóa đã làm thay đổi văn hóa, điều này rất nguy hiểm, sẽ làm mất gốc, mất đi những cái được xem là nguồn cội của mỗi vùng đất.

Văn hóa là nguồn gốc, là “kim chỉ nam” cho sự phát triển về mọi mặt. Do đó, với nhiều nơi, nhất là các nước phát triển, quá trình đô thị hóa luôn xem xét và việc giữ gìn giá trị văn hóa đặc trưng được ưu tiên hàng đầu.

Diện mạo hiện đại của Huế ở khu vực bờ Nam sông Hương

Vì sao phải giữ “hồn Huế” khi đô thị hóa, thưa ông?

Bởi sẽ không có một vùng đất nào, địa phương nào trong nước và cả khu vực có sự khác biệt như ở Huế. Văn hóa Huế thật sự khác biệt, con người sống chan hòa, gần gũi. Từ mỗi một con người, tính cách đều khác biệt do được nuôi dưỡng từ vùng đất, văn hóa truyền thống ăn sâu vào từng lớp thế hệ. Sự phát triển luôn đòi hỏi có sự giao thoa, nhưng một vùng đất phát triển bền vững phải có cốt cách, cá tính riêng và “hồn Huế” chính là cái cần phát huy, là sức mạnh để các lĩnh vực khác dựa vào.

Huế vốn dĩ bình lặng, chầm chậm, hồn cốt của Huế nằm ở mỗi con người, mỗi kiến trúc, truyền thống. “Hồn Huế” gắn với đời sống, gắn với tập quán và những sinh hoạt cộng đồng, là tiếng dạ, tiếng thưa, cái cúi đầu chào hỏi của những con người mỗi khi gặp nhau. “Hồn Huế” nằm trong mỗi một con người Huế, nếu gìn giữ sẽ không bao giờ mất đi.

Một thành phố đô thị hóa hiện đại, khi điện sáng lên, đường sá to ra là điều phù hợp với quy luật phát triển, nhưng trong những hiện đại đó, văn hóa truyền thống được gìn giữ, lối sống vẫn gần gũi, những sinh hoạt cộng đồng thể hiện văn hóa vẫn được duy trì…Một sự phát triển bền vững và quan trọng là thể hiện được cốt cách riêng, trong sự văn minh.

Như vùng biển có văn hóa biển, vùng đầm phá tập quán nuôi trồng, đánh bắt, dù khi đô thị hóa đi chăng nữa, thay đổi là ở trang thiết bị đánh bắt, bảo vệ môi trường tốt hơn và làm tăng thu nhập, sinh kế tốt hơn. Con cá vẫn ngày ngày giúp phát triển kinh tế, sẽ là động lực để người dân theo nghề đánh bắt. Mà khi đã theo nghề đánh bắt thì có lễ cầu ngư đầu năm. Khi đã làm giàu từ chính nghề truyền thống thì quan trọng hơn là giữ được hồn Huế, văn hóa, tín ngưỡng.

Khi làm được điều đó, thành phố mới sẽ có những nơi hiện đại, những nơi cổ kính. Tham quan, hưởng thụ văn hóa, tham quan làng tranh, làng nghề, hưởng thụ nhịp sống hiện đại ở một điểm mới… cả thành phố mang một dáng dấp rất khác biệt.

Nét cổ kính của TP. Huế nhìn từ cao. Ảnh: Đức Phúc

Theo ông, Huế cần làm gì để quá trình đô thị hóa mà văn hóa Huế vẫn được gìn giữ?

Cần xác định cụ thể vùng nào phải gìn giữ văn hóa, phải chọn cho đúng những khu vực cần mở rộng, đánh giá kỹ càng tác động lợi, hại của việc mở rộng khu vực ấy đến xã hội bằng những chuyên đề cụ thể. Nơi nào hiện đại, nơi nào cổ kính, nơi nào cần giữ nguyên nét cổ điển của nó... Nếu sau cùng, lợi ích mà việc mở rộng ấy mang lại vượt lên trên cái mất đi thì chắc chắn là nên làm.

Nghiên cứu những mô hình kinh tế từng làng từng xã, đúng với truyền thống của vùng. Xây dựng các cụm phát triển liên quan nhau, khi về Huế thăm làng nghề thủ công sẽ kết hợp tham quan tranh, hoa giấy, các làng nghề liên quan khác. Quy định và khuyến cáo những kiểu nhà phù hợp, khuyến khích khu vực này, vùng này được làm gì… thì không bao giờ làm mất đi “hồn Huế” cả.

Về lâu dài, cần tăng cường công tác giáo dục, để các thế hệ hiểu được cái văn hóa truyền thống tốt đẹp đó. Khi đã có lòng qúy trọng, những thế hệ trẻ sẽ tự hào và mong muốn giữ “hồn Huế”. Cần triển khai sớm, vì cần có thời gian để chuẩn bị, thực hiện mới đạt hiệu quả.

Mở rộng TP. Huế là một quyết sách lớn của tỉnh, ông có góp ý gì để việc mở rộng TP. Huế được thực hiện hiệu quả hơn?

Quan trọng nhất vẫn là quy hoạch, tốn tiền bao nhiêu cũng phải làm và để làm được quy hoạch phải là những người có chuyên môn, chuyên gia. Hãy dành một khoản ngân sách xứng đáng mời các chuyên gia nghiên cứu tầm quốc gia, quốc tế vì họ có con mắt nhìn thấy các xu hướng phát triển, xu hướng của tương lai từ các nước châu Âu, châu Mỹ… để có những tư vấn phát triển tốt nhất. Giúp phân định vùng nào làm cái gì, quy mô là bao nhiêu, lượng người bao nhiêu, các dịch vụ, cơ sở vật chất cần những gì…

Đức Quang (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top