ClockThứ Ba, 31/05/2022 15:02

Hoàn thành khối lượng lớn các loại quy hoạch xây dựng, đô thị và nông thôn

Liên quan đến Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác quy hoạch của Đoàn Giám sát của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã làm rõ một số nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước ngành xây dựng.

Đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong hoạt động quy hoạchNgày 30/5, Quốc hội thảo luận về thực hiện chính sách, pháp luật công tác quy hoạchQuy hoạch tốt - yếu tố cốt lõi để có nhà đầu tư tốtChú trọng giám sát chất lượng công tác xây dựng, phê duyệt quy hoạch

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định, kể từ sau khi Luật Quy hoạch được ban hành và có hiệu lực, các loại quy hoạch theo pháp luật chuyên ngành về xây dựng và đô thị đã và vẫn tiếp tục phát huy vai trò quan trọng. Đây cũng chính là cơ sở đầu tiên cho việc lập các dự án đầu tư, định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội vùng và địa phương.

Theo quy định tại Điều 28 Luật Quy hoạch năm 2017, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch xây dựng khu chức năng, thực hiện theo pháp luật về quy hoạch đô thị, pháp luật về xây dựng. Mặc dù còn tồn tại, hạn chế nhất định nhưng hệ thống quy hoạch theo pháp luật chuyên ngành về xây dựng và đô thị từ sau khi Luật Quy hoạch được ban hành và có hiệu lực thì đến nay đang được triển khai và thực hiện ổn định; cơ bản không có vướng mắc và ngày càng được các cấp ngành, địa phương quan tâm hơn - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nhận xét.

Đến nay, một khối lượng lớn các loại quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và nông thôn đã hoàn thành. Tính đến tháng 5/2022, cả nước có tổng số 870 đô thị với tỷ lệ lập quy hoạch chung đô thị đạt 100%. Trong số đó, quy hoạch phân khu tại các đô thị loại I, loại đặc biệt đạt khoảng 78%; quy hoạch chi tiết đạt khoảng 40% so với diện tích đất xây dựng đô thị. quy hoạch vùng huyện hiện đạt tỷ lệ khoảng 35%. Đáng chú ý, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới trên cả nước đạt gần tới 99,8%.

Về quy hoạch xây dựng các khu chức năng cơ bản hiện nay gồm khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu hay khu chức năng khác như khu du lịch, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu giáo dục - đào tạo… sau khi được thành lập đều được phê duyệt quy hoạch xây dựng theo quy định. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch tỉnh lập cho các thành phố trực thuộc Trung ương theo Luật Quy hoạch 2017 có sự trùng lắp, chồng chéo.

Về nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị phân tích, theo quy định tại khoảng 8 Điều 3 Luật Quy hoạch, quy hoạch tỉnh là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.

Mối quan hệ giữa quy hoạch chung đô thị và quy hoạch tỉnh đã được quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật số 35/2018/QH14 (sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 18 Luật Quy hoạch đô thị). Theo đó, nội dung quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương là cụ thể hóa quy hoạch tỉnh được lập ở thành phố trực thuộc Trung ương về tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở.

Cũng theo quy định ở Luật Quy hoạch đô thị, nội dung Đồ án quy hoạch chung đô thị, thành phố trực trực thuộc trung ương bao gồm xác định mô hình phát triển cấu trúc phát triển không gian nội thị và khu vực ngoại thị, kể cả không gian ngầm; xác định nguyên tắc, yêu cầu những định hướng không gian, kiến trúc, cảnh quan, không gian cây xanh, mặt nước, điểm nhấn đô thị… Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm giao thông, cao độ nền, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn…

Như vậy, theo quy định ở Luật Quy hoạch 2017 thì nội hàm quy hoạch tỉnh không bao gồm các nội dung trên - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị lý giải. Do đó, kết quả nghiên cứu, sản phẩm đầu ra của quy hoạch chung đô thị là cụ thể hơn, khác biệt với quy hoạch tỉnh được lập cho các thành phố trực thuộc Trung ương.

Sản phẩm quy hoạch chung đô thị là công cụ chủ yếu để cơ quan quản lý nhà nước thành phố, quản lý về đất đai, hạ tầng, không gian kiến trúc, cảnh quan trong đô thị, và để thu hút đầu tư. Đây vừa là công cụ để kiểm soát, đồng thời là quy mô định hướng phát triển của từng đơn vị chức năng, cơ sở để lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, triển khai các dự án đầu tư đô thị, đầu tư xây dựng, kiểm soát trật tự xây dựng trong đô thị cũng như cấp phép xây dựng.

Do đó, kết quả và sản phẩm đầu ra của các sản phẩm quy hoạch chung đô thị là cụ thể và khác biệt so với quy hoạch tỉnh được làm cho các thành phố trực thuộc Trung ương - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho hay.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top