ClockThứ Ba, 13/05/2014 05:30

Khẳng định vị thế, vai trò hạt nhân phát triển khi trực thuộc Trung ương

TTH -   "Người dân sẽ được hưởng lợi gì; giải pháp xây dựng trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học-công nghệ, y tế chuyên sâu giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; làm gì để bảo tồn, gìn giữ cảnh quan đô thị Huế; xây dựng nếp sống văn minh đô thị; định hướng phát triển kinh tế-xã hội…" là những vấn đề người dân quan tâm khi Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Lấy dịch vụ - du lịch làm hạt nhân phát triển

Thừa Thiên Huế đang hướng đến xây dựng Trung tâm y tế chuyên sâu với nhiều kỹ thuật hiện đại. Trong ảnh: Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo tỉnh tham quan khu điều trị chất lượng cao của Bệnh viện quốc tế

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao cho biết, Kết luận 48 của Bộ Chính trị mở ra cơ hội to lớn cho tỉnh trong việc đẩy nhanh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra thế và lực mới để củng cố vững chắc vị thế của địa phương trong bối cảnh phát triển nhanh của đất nước. Ngay sau khi có Kết luận, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành và tổ chức triển khai thực hiện nhiều nghị quyết, quyết định, chương trình, kế hoạch để đầu tư xây dựng Thừa Thiên Huế đạt được các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật đối với thành phố trực thuộc Trung ương. Một trong những chủ trương lớn là Tỉnh ủy ban hành 04 nghị quyết chuyên đề theo nội dung Kết luận 48 đó là Nghị quyết về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Trung tâm văn hoá, du lịch đặc sắc, Trung tâm y tế chuyên sâu, Trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành - chất lượng cao và Trung tâm khoa học - công nghệ của khu vực miền Trung và cả nước. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao khẳng định, khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vị thế, vai trò hạt nhân phát triển của Thừa Thiên Huế sẽ được khẳng định và nâng cao; Thừa Thiên Huế sẽ phát huy tốt hơn vai trò một trong những trung tâm lớn đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo, đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Đây là tiền đề quan trọng để Thừa Thiên Huế kêu gọi các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đến đầu tư xây dựng, mở văn phòng đại diện, tổ chức các sự kiện, hội nghị mang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế, qua đó thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Ông Phan Thiên Định, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư cho biết: Hiện nay, tỉnh phát triển theo hướng “Tăng trưởng xanh trên nền tảng kinh tế tri thức; lấy phát triển dịch vụ - du lịch làm hạt nhân phát triển kinh tế; phát triển công nghiệp xanh, sạch, công nghệ cao làm động lực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế”. Định hướng này, không những phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh mà còn phát huy những tiềm năng, thế mạnh của từng lĩnh vực, từng ngành và phù hợp với xu thế phát triển đô thị hiện đại trong tương lai của đất nước và mô hình phát triển xanh mà các quốc gia trên thế giới đang thực hiện.  
Theo ông Nguyễn Minh Dũng, Giám đốc Sở Xây dựng, trong đồ án xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương, tỉnh đã xác định rõ: “Xây dựng đô thị Thừa Thiên Huế theo mô hình tập hợp đô thị di sản, văn hóa và cảnh quan”. Mô hình này được cấu thành bởi đô thị hạt nhân Huế (đô thị di sản văn hóa) và các đô thị văn hóa, sinh thái, cảnh quan và thân thiện với môi trường được phát triển bền vững trong mối quan hệ gắn kết đô thị - nông thôn - thiên nhiên”. Khu vực TP Huế hiện hữu là đô thị di sản văn hóa, giảm tải các chức năng về đào tạo, y tế, đầu mối giao thông... ưu tiên phát triển các chức năng dịch vụ, du lịch và văn hóa để không ảnh hưởng đến di tích. Các đô thị khác có vai trò hỗ trợ đô thị di sản Huế về phát triển nhà ở, dịch vụ, công nghiệp đa ngành, đào tạo, y tế và đầu mối giao thông. Đan xen giữa các đô thị là sự chuyển tiếp hài hòa giữa khu vực làng xóm và các vùng nông nghiệp, bảo tồn sinh thái, cảnh quan thiên nhiên,... được liên kết với nhau bằng mạng lưới giao thông đồng bộ, hoàn chỉnh và hiện đại.
Điều kiện kinh tế - xã hội sẽ được nâng lên
Trước sự quan tâm của nhiều người về đời sống của nhân dân sau khi tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, ông Bạch Chơn Đông, Phó Giám đốc Sở Nội vụ khẳng định, không thể nói rằng ngay sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thì sẽ không còn những xã đặc biệt khó khăn. Tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương trong từng thời điểm khác nhau; nếu ở địa phương nào vẫn còn đặc biệt khó khăn thì các địa phương đó vẫn được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, theo thời gian và tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội phát triển đi lên của từng vùng, khi các địa phương của tỉnh hoàn thành các mục tiêu cơ bản của chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi thì sẽ không còn thuộc diện đặc biệt khó khăn nữa, lúc đó sẽ không còn được hưởng các chính sách ưu đãi như hiện nay và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ở thời điểm đó sẽ được nâng lên rất nhiều.
Về nguồn lực đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao cho biết, dù là cấp tỉnh hay là thành phố trực thuộc Trung ương thì tất cả các chính sách đều phải thực hiện trên cơ sở pháp luật Nhà nước ban hành. Tuy nhiên, khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, cơ chế, chính sách và việc áp dụng sẽ được mở rộng hơn như chỉ tiêu phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước cao hơn; sẽ kêu gọi được những nguồn vốn khác (ODA) theo chương trình phát triển đô thị của Chính phủ để đầu tư kết cấu hạ tầng, khi đó, người dân của Thừa Thiên Huế, bao gồm cả huyện A Lưới, sẽ được hưởng những điều kiện hạ tầng và tiếp cận các dịch vụ công tốt hơn. Về thuế, theo quy định tại các Luật thuế hiện hành và các văn bản hướng dẫn dưới Luật việc quy định mức đóng thuế được áp dụng chung cho cả nước không phân biệt thành phố trực thuộc Trung ương hay không trực thuộc Trung ương. Do đó, các loại thuế người dân phải đóng cơ bản không thay đổi. Còn việc quy định các khoản phí phải đóng trên địa bàn tỉnh hay thành phố trực thuộc Trung ương thuộc thẩm quyền HĐND cấp tỉnh ban hành dựa trên cơ sở thực trạng kinh tế - xã hội của từng địa phương, trong từng thời kỳ. Do đó, các loại phí người dân phải đóng cơ bản không thay đổi.
Thái Bình
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lật xe đầu kéo, tài xế tử nạn

Sáng 18/12, Công an huyện A Lưới cho biết, đang phối hợp với Phòng CSGT công an tỉnh điều tra làm rõ vụ tai nạn lật xe đầu kéo trên đeo A Co (huyện A Lưới) khiến tài xế tử nạn.

Lật xe đầu kéo, tài xế tử nạn
Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao

Dự án (DA) Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vừa được Quốc hội thông qua nghị quyết chủ trương đầu tư. Theo phương án đề xuất trình Quốc hội, DA Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh) đi qua địa phận 20 tỉnh, thành, trong đó có Huế. DA được thiết kế có tốc độ 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa…

Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao
Tăng tốc trên các công trình trọng điểm

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công khá cao so với trung bình chung của cả nước. Theo đó, tính đến cuối tháng 10/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 59,7% kế hoạch. Song, để đạt được mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công đến cuối năm nay là thách thức không nhỏ với các ban ngành, chủ đầu tư.

Tăng tốc trên các công trình trọng điểm

TIN MỚI

Return to top