ClockThứ Năm, 24/11/2022 13:37

Ngành đường sắt khuyến cáo hành khách không mua vé trôi nổi

Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (Haraco) vừa cho biết, hiện trên các trang mạng xuất hiện hiện tượng “pass” (bán lại) vé tàu. Hành khách mua vé tàu này sẽ đối diện nguy cơ không được đi tàu hoặc bị phạt.

Ngành đường sắt miễn, giảm vé tàu Tết cho trẻ emĐường sắt mở bán vé tàu Tết Quý Mão 2023 bắt đầu từ sáng 25/10Đường sắt chạy 22 đôi tàu phục vụ nhân dân Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

Kiểm soát vé của hành khách trước khi lên tàu. Ảnh tư liệu, minh họa: Tiến Lực/TTXVN

Cụ thể, đại diện Haraco cho hay, vé “pass” có thể là vé khách khi mua có nhu cầu đi thật, sau không đi tàu nữa; hoặc đối tượng đầu cơ mua, nhất là vé đi tàu các ngày cao điểm dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, sau đó bán lại hưởng chênh lệch. Với vé “pass”, giá thông thường theo thỏa thuận, nhưng đa số rẻ hơn giá do đường sắt ban hành.

Dù trường hợp nào, nếu khách đi tàu không đúng với tên, số giấy tờ tùy thân thể hiện trên thẻ lên tàu, đồng thời lưu trên hệ thống vé tàu điện tử (thông tin khách đi tàu phải khai báo khi mua vé) sẽ không được đi tàu.

Do đó, khách mua vé thật nhưng là vé “pass”, hoặc thẻ lên tàu sửa thông tin hành khách đều không hợp lệ. Vì vậy, để tránh mua phải vé giả, vé không hợp lệ, đường sắt khuyến cáo hành khách lưu ý các quy định khi mua vé và đi tàu.

Cụ thể, hành khách chỉ được vào ga và đi tàu trong trường hợp thông tin trên giấy tờ tùy thân của hành khách trùng khớp với thông tin trên Thẻ lên tàu hỏa, bao gồm: họ và tên, số căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh, hộ chiếu.

Trường hợp hành khách đi tàu không có vé, hoặc vé không đúng với thông tin của người đi tàu thì phải mua vé bổ sung với số tiền chênh lệch bằng 1,3 lần giá trị của loại chỗ ghi trên vé theo quy định hiện hành và sẽ gấp 2 lần giá trị theo quy định sắp ban hành.

“Tốt nhất hành khách không mua vé qua các đối tượng trung gian “cò mồi, chợ đen”, mạo danh nhân viên đường sắt mà chỉ mua vé qua website của đường sắt; mua trực tiếp tại các cửa bán vé của các ga hoặc tại các đại lý bán vé của đường sắt, mua qua các ứng dụng điện tử để tránh tình trạng mua phải vé giả, vé không đúng thông tin, vé bị cạo sửa giá vé, ngày đi tàu nên không có giá trị đi tàu.”, đại diện Haraco chia sẻ.

Theo thông tin của ngành đường sắt, tính đến ngày 22/11, số lượng vé Tết cả 2 chiều còn 63.000 chỗ. Trong đó, giai đoạn trước tết, chiều từ Tp. Hồ Chí Minh đi Hà Nội còn khoảng 15.000 chỗ, chủ yếu là các vé đi tàu từ ngày 12/1 đến ngày 14/1/2023 và từ ngày 19/1 đến 21/1/2023 (tức ngày 21 đến 23 và 28 đến 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần).

Giai đoạn sau Tết chiều từ Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh còn khoảng hơn 44.000 chỗ, tập trung các vé đi tàu từ ngày 22/1 đến ngày 5/2/2023 (từ ngày 1 đến ngày 15 tháng Giêng năm Quý Mão).

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến cáo du khách cảnh giác chiêu trò lừa đảo trên mạng

Lợi dụng nhu cầu du lịch của người dân tăng cao, nhất là vào dịp lễ tết, mùa cao điểm du lịch và tâm lý muốn đi du lịch giá rẻ của một bộ phận người dân, nhiều đối tượng lừa đảo đã mạo danh công ty, khu nghỉ dưỡng, phòng vé bán combo, vé máy bay du lịch để lừa đảo du khách.

Khuyến cáo du khách cảnh giác chiêu trò lừa đảo trên mạng
Để du khách có kỳ nghỉ lễ 2/9 an toàn

Dự báo, lượng khách du lịch sẽ tăng mạnh trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9. Ngành du lịch và các đơn vị liên quan khuyến cáo, đây là dịp nhiều đối tượng lợi dụng các kỳ nghỉ lễ lớn để thực hiện các chiêu trò lừa đảo.

Để du khách có kỳ nghỉ lễ 2 9 an toàn

TIN MỚI

Return to top