ClockThứ Ba, 29/01/2019 14:00

Người giàu ở nhà ở xã hội

TTH - Ý nghĩa nhà ở xã hội thì đã rõ. Trước đây nó có tên gọi là nhà ở cho người thu nhập thấp nhưng sau đó, có lẽ tên gọi này sợ “đụng chạm đến lòng tự ái” nên được đổi thành tên gọi như hiện nay.

Tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội: Phấn đấu đảm bảo tiến độ giải ngânGỡ mối lo ở các chung cưLãi suất cho vay mua nhà ở xã hội 4,8%/năm

Mỗi năm, Việt Nam cần đến hàng triệu m2 nhà ở, riêng Thừa Thiên Huế cũng cần đến cả chục ngàn m2. Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện mua đất mua nhà ở nên cần một chính sách hỗ trợ từ Nhà nước. Có thể tóm tắt chính sách của Nhà nước như sau: khi xây dựng nhà ở xã hội, đơn vị (chủ đầu tư) sẽ nhận được một số ưu đãi. Đối tượng được mua nhà ở xã hội cũng phải tuân thủ một số điều kiện, trong đó có điều kiện khó khăn về nhà ở và cũng hưởng được một số chính sách ưu đãi, như được vay vốn trả góp với thời hạn dài…

Chung cư thu nhập thấp Vicoland Huế có khá nhiều ô tô. Ảnh: T.H

Nhưng lạ lắm! Không hiểu tại sao, ở Việt Nam ta mỗi chính sách có sự ưu đãi nào đó ra đời thì thường là có sự lạm dụng. Ví dụ như các dự án BOT đường bộ mà dư luận đã nói nhiều trong thời gian qua...

Đối tượng được hưởng ưu đã từ chính sách nhà ở xã hội, theo Luật Nhà ở, tại điều 49 thì có 10 đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở, trong đó có  đối tượng là: hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực đô thị; cán bộ công chức, viên chức… Những đối tượng nêu trên chưa có nhà ở và thu nhập không đến mức phải đóng thuế thu nhập cá nhân…

Đã có những ưu đãi thì có những ràng buộc của pháp luật. Ví dụ pháp luật quy định, người mua nhà ở xã hội không được phép chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua theo hợp đồng đã ký với bên bán; chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Kể từ thời điểm người mua, thuê mua nhà ở xã hội được phép bán nhà ở xã hội cho các đối tượng có nhu cầu thì ngoài các khoản phải nộp khi thực hiện bán nhà ở theo quy định của pháp luật, bên bán căn hộ nhà chung cư phải nộp cho Nhà nước 50% giá trị tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn hộ đó. Trường hợp bán nhà ở xã hội thấp tầng liền kề phải nộp 100% tiền sử dụng đất, tính theo giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành tại thời điểm bán nhà ở.

Trên “lý thuyết” là vậy nhưng trong thực tế không hề diễn ra như vậy. Ở Huế, có một số khu nhà ở xã hội có thể bị lạm dụng chính sách, như người mua sang nhượng không đúng quy định - về thời thời gian tối thiểu được chuyển nhượng. Không giao dịch chính thống được thì họ “giao dịch ngầm”; “thỏa thuận bằng giấy viết tay”. Đã có không ít “thông in vỉa hè” là nhiều căn hộ ở một khu nhà ở xã hội người mua trong quá trình xây dựng chưa xong đã chuyển nhượng lại lời mấy chục %...! Mục tiêu của nhà ở xã hội là hướng đến người thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở nhưng thực tế, quan sát bằng mắt thường về phương tiện đi lại, chúng ta thấy những người ở đây có khi “còn giàu” hơn nhiều đối tượng khác.

Cần một sự kiểm tra về các khu nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh để chấn chỉnh những sai sót nếu có để chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội phải được đi đến đúng đối tượng; ý nghĩa nhân văn của chính sách này phải được thực thi toàn vẹn.

Nếu có một cuộc kiểm tra, theo người viết bài này kiểm tra ở các khía cạnh sau: Xem xét các đối tượng mua và ở nhà ở xã hội có đúng đối tượng không? Có hình thức chuyển nhượng, cho thuê nào trái quy định? Nếu có thì trách nhiệm của đơn vị quản lý như thế nào?

Chủ đầu tư nhà ở xã hội, mặc nhiên đã hưởng chính sách ưu đãi, trong đó có ưu đãi về thuế quyền sử dụng đất. Đã hưởng ưu đãi như vậy thì, ngoài cơ quan quản lý, nhà đầu từ phải có trách nhiệm bán nhà đúng đối tượng. Nếu không, sự ưu đãi cho nhà đầu tư cũng không còn có ý nghĩa xã hội.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Vay vốn nhà ở xã hội: Khó vốn, khó cả cơ chế - Bài 3: Vốn cần, nhưng chưa đủ

Vốn và các rào cản điều kiện thủ tục trong đầu tư phát triển nhà xã hội đang là bài toán khó trong thúc đẩy thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”, cũng như khơi thông nguồn vốn cho đầu tư, phát triển nhà ở xã hội.

Vay vốn nhà ở xã hội Khó vốn, khó cả cơ chế - Bài 3 Vốn cần, nhưng chưa đủ
Vay vốn nhà ở xã hội: Khó vốn, khó cả cơ chế - Bài 1: Thời “huy hoàng” của nguồn vốn nhà ở xã hội

Cùng với nguồn vốn vay nhằm thúc đẩy người dân tiếp cận với các dự án nhà ở xã hội do các doanh nghiệp đầu tư xây dựng. Những ngôi nhà ở riêng lẻ được xây dựng từ nguồn vốn vay nhà ở xã hội đã mở rộng khái niệm về nhà ở dành cho đối tượng người có nhu nhập thấp.

Vay vốn nhà ở xã hội Khó vốn, khó cả cơ chế - Bài 1 Thời “huy hoàng” của nguồn vốn nhà ở xã hội
Nhiều khó khăn trong cho vay nhà ở xã hội

Chiều 13/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh có buổi làm việc cùng Sở Xây dựng và các doanh nghiệp (DN), ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn liên quan đến triển khai cho vay nhà ở xã hội (NOXH).

Nhiều khó khăn trong cho vay nhà ở xã hội

TIN MỚI

Return to top