ClockThứ Hai, 04/09/2023 14:55

Nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 780/CĐ-TTg về việc tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải

Dự kiến thông xe kỹ thuật vào tháng 10 Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tiến độ các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tăng tốc tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án giao thông trọng điểmThí điểm thưởng hợp đồng gói thầu xây lắp dự án giao thôngTăng tốc thi công các dự án giao thông trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. (Ảnh minh họa) 

Công điện nêu rõ, thời gian qua, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải và các đồng chí Lãnh đạo Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình giao thông trọng điểm, đặc biệt là các dự án đường bộ cao tốc.

Các chủ đầu tư, nhà thầu xây lắp, nhà thầu tư vấn đã tích cực làm việc liên tục "3 ca, 4 kíp", nhiều công trình thi công cả trong các ngày lễ, tết; nhờ đó đến nay cả nước đã có 1.832km đường bộ cao tốc đang khai thác và đang tích cực triển khai xây dựng các đoạn còn lại trên tuyến cao tốc bắc-nam phía đông; các tuyến đường vành đai Vùng Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tuyến đường bộ cao tốc kết nối khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Trong kỳ nghỉ lễ kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 vừa qua, trên các công trình giao thông trọng điểm, cán bộ, công nhân viên và người lao động nhiều nơi vẫn hăng say lao động, “vượt nắng, thắng mưa, tháo gỡ khó khăn", làm việc xuyên lễ, xuyên tết, trong đó đã kịp thời đưa vào thông xe khai thác một số đoạn tuyến quan trọng; khởi công thêm một số dự án lớn về hàng không.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng tham gia thi công, tư vấn đã nỗ lực, quyết tâm để đưa các công trình về đích đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.

Để tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, kịp thời khắc phục mọi khó khăn, vướng mắc, phấn đấu mục tiêu đến năm 2025 có khoảng 3.000km đường bộ cao tốc và đến năm 2030 có 5.000km đường bộ cao tốc như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Về tiến độ thi công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải: Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải và Lãnh đạo Chính phủ; chỉ đạo các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền địa phương nỗ lực hơn nữa, tập trung tháo gỡ khó khăn, xử lý tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng, di chuyển các công trình hạ tầng kỹ thuật, tháo gỡ vướng mắc liên quan đến khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng; tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng các công trình, dự án theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng; rà soát kết nối đồng bộ với các tuyến đường bộ cao tốc nhằm phát huy hiệu quả đầu tư, khai thác quỹ đất, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các vùng, địa phương và cả nước.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hình thức phù hợp, kịp thời để tuyên truyền, động viên, khích lệ, khen thưởng các tập thể, cá nhân, tạo khí thế mới, nâng cao tinh thần thi đua sôi nổi lao động sản xuất tại các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Về việc điều chỉnh linh hoạt vốn giữa các nhiệm vụ, dự án của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội với các nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025: tại Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 8/7/2023, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì hướng dẫn các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã được Quốc hội quyết nghị tại Nghị quyết 93/2023/QH15. Tuy nhiên, đến nay việc điều hòa giữa hai nguồn vốn vẫn còn nhiều vướng mắc.

Yêu cầu Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp Bộ trưởng Tài chính khẩn trương có văn bản hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương, địa phương về điều chỉnh vốn giữa các nhiệm vụ, dự án của Chương trình phục hồi phát triển kinh tế-xã hội với các nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được bố trí vốn trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 theo Nghị quyết số 93/2023/QH15 bảo đảm giải ngân tối đa nguồn vốn được giao, trước mắt tập trung giải quyết ngay việc điều hòa nguồn vốn cho dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông và các dự án trọng điểm khác, tuyệt đối không để ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thi công các dự án, hoàn thành trước ngày 9/9/2023 và báo cáo lại Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng Tài chính theo nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư để khẩn trương giải ngân số vốn điều chỉnh được giao trong năm 2023, bảo đảm tiến độ theo yêu cầu và đúng quy định.

Văn phòng Chính phủ thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công điện này; định kỳ hàng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Theo Nhân Dân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tháo nhiều điểm nghẽn trong quản lý đất đai - Bài 1: Tạo đồng thuận trong giải phóng mặt bằng

Cùng thời điểm, Luật Đất đai 2024 và các luật Kinh doanh bất động sản (BĐS), Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực vào 1/8. Các nhà chuyên môn đánh giá đây là bước đột phá tháo gỡ những rào cản, vướng mắc, chồng chéo các chính sách liên quan trong việc quản lý đất đai để khơi thông nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).

Tháo nhiều điểm nghẽn trong quản lý đất đai - Bài 1 Tạo đồng thuận trong giải phóng mặt bằng
Tạo được sự đồng thuận của người dân trong giải phóng mặt bằng

Giải phóng mặt bằng (GPMB) là khâu quan trọng và khó khăn nhất hiện nay trong việc thực hiện các công trình, dự án (DA) trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bằng cách làm linh hoạt, chủ động của cấp ủy, chính quyền địa phương, việc khó này dần được tháo gỡ trên tinh thần tự nguyện, đồng thuận của người dân.

Tạo được sự đồng thuận của người dân trong giải phóng mặt bằng

TIN MỚI

Mẫu nhà bạt di động mới 2024
Return to top