ClockThứ Bảy, 08/12/2018 06:15

Phát triển “taxi công nghệ”

TTH - Đón đầu xu thế phát triển, một số hãng vận tải trên địa bàn tỉnh đã bắt tay xây dựng cơ chế vận hành, quản lý theo công nghệ thông minh, hướng đến xây dựng giao thông thông minh và đô thị thông minh trong tương lai.

Cốt lõi là ý thức của người tham gia giao thông

Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 9 hãng taxi đang hoạt động và tất cả đều đầu tư xây dựng các công nghệ thông minh

Tiện lợi

Theo mục tiêu xây dựng, phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh, từ nay đến năm 2020, sẽ ưu tiên cung cấp các dịch vụ cơ bản trên 5 lĩnh vực (y tế, giáo dục, du lịch, giao thông, môi trường). Riêng về giao thông sẽ bước đầu cung cấp thông tin giao thông cho doanh nghiệp và người dân.

Trong xu thế chung của việc ứng dụng khoa học công nghệ trong kinh doanh vận tải, sự phát triển của các loại hình dịch vụ “taxi công nghệ” là xu thế tất yếu, trong đó có việc cài đặt ứng dụng taxi app trên điện thoại thông minh. Theo đó, chỉ một vài thao tác, mọi thông tin về tài xế, họ tên, số điện thoại, ngay cả vị trí hiện tại và quá trình di chuyển của tài xế đến đón khách hàng, cũng hiển thị đầy đủ trên màn hình.

“Cài đặt ứng dụng taxi app các hãng xe giúp kiểm soát hành trình tốt hơn, chi phí dịch vụ mình phải trả cho quãng đường cũng hợp lý hơn”, chị Trương Thị Thảo, một khách hàng ở TP. Huế đánh giá.

Khách hàng dễ dàng cài đặt ứng dụng công nghệ của các hãng taxi để phục vụ việc di chuyển của mình

Việc triển khai các ứng dụng gọi taxi thông minh không chỉ tiết kiệm chi phí cho các hãng taxi mà người dùng cũng được hưởng lợi.

Ông Hồ Hữu Cường, Phó Giám đốc Công ty TNHH Taxi Mai Linh Huế, chia sẻ: “Công nghệ thông minh đầu tiên mà các hãng vận tải taxi áp dụng là công nghệ đặt xe thông minh. Ứng dụng gọi taxi app giúp khách hàng có thêm kênh lựa chọn đặt xe thông qua điện thoại smartphone, bên cạnh các kênh khác như gọi tổng đài, đón xe qua nhân viên điều hành điểm tiếp thị hoặc vẫy xe trên đường”.

Với taxi app, sau khi nhận được yêu cầu đặt xe, hệ thống xử lý trung tâm sẽ điều xe gần nhất đến phục vụ và hành khách sẽ nhận được thông tin xác nhận từ hệ thống xử lý trung tâm với các thông tin chi tiết như biển số xe, số tài, tên, hình ảnh, tài xế, ước lượng quãng đường và giá cước… Thêm vào đó, hành khách có thể chia sẻ lộ trình của mình cho người thân, bạn bè khi di chuyển nhằm đảm bảo an toàn.

Đặc biệt nếu xảy ra sự cố bỏ quên tài sản trên xe, hành khách cũng dễ dàng liên lạc với tài xế và công ty để nhận lại do thông tin của xe, tài xế đều được lưu trữ đầy đủ trong lịch sử chuyến đi của ứng dụng và trên hệ thống.

Còn nhiều khó khăn

Cuối tháng 11 vừa qua, UBND tỉnh có quyết định số 2776/QĐ-UBND về việc cho phép thành lập Hiệp hội Taxi Thừa Thiên Huế. Đây là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức và hoạt động theo điều lệ được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; tuân thủ quy định của pháp luật; chịu sự quản lý của các ngành có liên quan về lĩnh vực hoạt động của Hội. Hiệp hội Taxi Thừa Thiên Huế có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, tự đảm bảo kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động.

Theo ông Hồ Hữu Cường, việc ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại, một số hãng taxi cũng đã cung cấp nhiều tính năng nổi bật như khách có thể thanh toán cước taxi bằng tiền mặt, coupon, thẻ thanh toán quốc tế, nội địa, thẻ thanh toán. Với khách hàng gọi taxi bằng điện thoại di động thông thường, tức là không cài đặt taxi app, thì hệ thống phần mềm cũng sẽ phản hồi cho khách hàng bằng tin nhắn SMS gồm các thông tin chi tiết về xe sẽ đón khách như: số tài, số điện thoại liên lạc của tài xế. Sau khi kết thúc chuyến đi, khách hàng có thể đánh giá mức độ hài lòng đối với tài xế, dịch vụ trên xe.

Ông Nguyễn Tiến Đường, Giám đốc Công ty TNHH Taxi Thành Công cho rằng, những thay đổi này của các hãng taxi trên địa bàn đáp ứng được chủ trương xây dựng giao thông thông minh, hướng đến đô thị thông mình mà Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã chỉ đạo triển khai. Việc áp dụng công nghệ mới không chỉ giúp tiết kiệm được chi phí nhân sự và điều hành mà còn tạo ra một kênh mới tiếp cận khách hàng dễ dàng, hứa hẹn là một bước tiến mới đánh dấu sự thay đổi đáng kể cục diện cạnh tranh giữa các hãng taxi. Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 9 hãng taxi đang hoạt động và tất cả đều đầu tư xây dựng các công nghệ thông minh trong điều hành và quản lý phương tiện.

Tuy nhiên, trên thực tế mặc dù khá nhiều công ty taxi đã phải mua hoặc xây dựng phần mềm để tăng tính hấp dẫn, nhưng hiệu quả mang lại thấp hơn so với đầu tư nên vẫn không cải thiện được thị phần. Nguyên nhân vì người dân ít biết đến app riêng của các hãng taxi, hoặc có thì cũng ngại cài đặt cả chục app trên điện thoại. Họ chỉ quen với ứng dụng của Grab, Uber. Do vậy, đại diện các hãng taxi này cũng cho biết, đang kiến nghị với chính quyền địa phương xây dựng một app chung cho cả hệ thống taxi trên địa bàn và đã kiến nghị thành lập Hiệp hội Taxi Thừa Thiên Huế để phát huy hiệu quả cao hơn.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top