ClockThứ Tư, 17/08/2022 16:11

Quy hoạch chuyển khoảng 650 km quốc lộ thành đường địa phương

Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, thời gian vừa qua, một số địa phương đã thực hiện rà soát, báo cáo Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc đề nghị điều chuyển một số đoạn, tuyến quốc lộ thành đường địa phương.

Ô tô đầu kéo lật ngang giữa quốc lộ, dải phân cách bị hư hỏngCông trình “gặp khó” khi đấu nối với Quốc lộ 49AQuốc lộ 1A qua Huế quá tải

Quốc lộ 2B đoạn qua xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN

Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các Cục Quản lý Đường bộ khu vực, các Sở Giao thông Vận tải tiếp tục rà soát để đề xuất điều chuyển các đoạn, tuyến quốc lộ không có trong quy hoạch, các đoạn quốc lộ có đường thay thế và các trường hợp khác để chuyển thành đường địa phương.

Cụ thể, tại Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có nhiều nội dung mới; trong đó đáng chú ý, quy hoạch sẽ chuyển khoảng 650 km quốc lộ thành đường địa phương.

Trong tổng 650 km quốc lộ chuyển thành đường địa phương, vùng Trung du miền núi phía Bắc có 20 tuyến quốc lộ được chuyển thành đường địa phương với chiều dài hơn 66 km. Vùng đồng bằng sông Hồng có 23 tuyến, đoạn tuyến với chiều dài hơn 195 km. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 31 tuyến, đoạn tuyến với chiều dài hơn 184 km. Vùng Tây Nguyên có 2 tuyến, đoạn tuyến với chiều dài hơn 50 km. Vùng Đông Nam Bộ có 7 tuyến với chiều dài hơn 37 km. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 14 tuyến với chiều dài hơn 115 km.

Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông tin thêm, để hình thành mạng lưới quốc lộ thống nhất, phù hợp với các tiêu chí về tuyến quốc lộ và với thực tế quản lý, một số tuyến quốc lộ không đạt tiêu chí, nằm trong đô thị và các đoạn qua khu vực đô thị đã được xây dựng tuyến tránh đảm bảo quy mô quy hoạch sẽ được chuyển thành đường địa phương.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương

Tự tin, năng động và sáng tạo, cô gái 9X Trần Thị Ngọ để lại dấu ấn tích cực với các sản phẩm khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy nông sản địa phương và mở ra con đường khởi nghiệp bền vững cho phụ nữ nông thôn.

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương
“Góc Huế” tại AEON MALL

Trung tâm thương mại AEON MALL Huế đã tạo nên sức hút lớn trong những ngày đầu mở cửa đón khách, khi lượng khách đến đây tham quan, mua sắm rất sôi động. Cùng với các thương hiệu nổi tiếng, không gian văn hóa địa phương (Local Corner) tạo dấu ấn rất riêng không chỉ cho trung tâm thương mại này, mà còn là điểm nhấn thể hiện sự đồng hành của chính quyền và các sở, ban, ngành trong hành trình đưa sản phẩm Huế đến gần với các chuỗi cung ứng lớn.

“Góc Huế” tại AEON MALL
Cảnh báo trượt lở đất vùng đồi núi

Trên cơ sở các vị trí cảnh báo, các địa phương khẩn trương bố trí lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát khu dân cư ven đồi núi, sông suối để chủ động di dời, sơ tán người dân khỏi khu vực nguy hiểm.

Cảnh báo trượt lở đất vùng đồi núi
Gỡ vướng cho môn giáo dục địa phương

Giáo dục địa phương (GDĐP) là một môn học bắt buộc trong Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 với 35 tiết/1 lớp học/năm học. Nội dung môn học này rất phong phú và đa dạng, liên quan đến lịch sử, địa lý, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa của địa phương… Qua đó, giúp học sinh hình thành ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của quê hương. Tuy nhiên, qua gần hai năm thực hiện, một số trường vẫn còn lúng túng và gặp nhiều vướng mắc trong việc phân công giáo viên giảng dạy và khi thực hiện dạy học các chủ đề của môn học này.

Gỡ vướng cho môn giáo dục địa phương
Return to top