ClockThứ Tư, 10/04/2024 06:39

Tạo động lực tăng trưởng cửa ngõ phía nam

TTH - Theo các quy hoạch chiến lược của tỉnh, huyện Phú Lộc trở thành cụm động lực tăng trưởng phía nam; trong đó xã Lộc Sơn nằm cửa ngõ phía bắc huyện đang phấn đấu trở thành đô thị loại V, góp phần quan trọng cho sự thành công trên.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 2: Quy hoạch gắn với tiềm năng, thế mạnhMở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hộiCơ hội để đô thị Thừa Thiên Huế bứt phá - Kỳ 1: Hình hài bức tranh đô thị phía Nam và phía Bắc

Trung tâm xã Lộc Sơn nhìn từ trên cao 

Giao thông sẽ gỡ nút thắt

Tuyến đường vành đai phía đông Lộc Sơn được đầu tư qua nhiều giai đoạn bằng nguồn vốn của tỉnh, huyện đến nay cơ bản hoàn thiện. Tuyến này dài 3,8km, mặt cắt rộng gần 20m đã kết nối giao thông liên vùng từ Lộc Sơn đến Lộc Bổn; tạo quỹ đất hai bên, hình thành các khu dân cư mới, tạo thêm động lực phát triển đô thị ở khu vực này.

Hiện nay, ngoài tuyến vành đai phía đông, tại Lộc Sơn đang xây dựng thêm tuyến đường nằm trong quy hoạch phát triển khu công nghiệp (KCN) La Sơn. Tuyến này đang thi công giai đoạn 1 dài hơn 1km, kinh phí 31 tỷ đồng do Ban quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh làm chủ đầu tư; Công ty TNHH Xây dựng Long Phụng đảm trách thi công gần 50% và dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Khi tuyến này hình thành sẽ kết nối với KCN La Sơn và TL14B La Sơn - Nam Đông và cao tốc La Sơn - Túy Loan tạo thành vành đai giao thông thúc đẩy phát triển giao thương liên vùng.

Cũng từ năm 2021, một dự án (DA) giao thông lớn hiện hữu tại cửa ngõ phía bắc Phú Lộc là trục đô thị La Sơn với kinh phí đầu tư hơn 150 tỷ đồng. Quy mô thiết kế tuyến dài gần 2,8km, chia làm 3 đoạn với nền rộng 31m, trong đó hai bên lề rộng 8m, giữa có dải phân cách 2m. Trên tuyến này có hệ cấp, thoát nước, hai bên vỉa hè trồng cây xanh, bó vỉa gạch, đá và hệ thống ATGT đồng bộ. DA này thuộc nhóm B, công trình giao thông cấp III. Theo kế hoạch, DA sẽ hoàn thành vào 2025, góp phần hoàn thiện hạ tầng đô thị loại V ở La Sơn; đồng thời tạo ra những quỹ đất lợi thế, đầu tư phát triển hạ tầng dân sinh trong khu vực…

 Nhiều quỹ đất tạo lợi thế phát triển đô thị La Sơn

Theo ông Lại Đình Đen, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Sơn, với vị trí nằm cửa ngõ phía bắc huyện, Lộc Sơn đang liên kết phát triển cùng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, thị xã Hương Thủy, TP. Huế, do đó xác định hệ thống hạ tầng giao thông đóng vai trò quyết định. Điều này càng cấp thiết hơn khi Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương, Lộc Sơn trở thành đô thị loại V.

Kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây

Những năm qua, từ nhiều nguồn lực của tỉnh và Trung ương, hệ thống hạ tầng giao thông nội huyện, liên vùng ở Phú Lộc không ngừng được đầu tư. Ngoài hệ thống giao thông kết nối ở KKT Chân Mây - Lăng Cô, nhiều tuyến đường ở các xã bên kia phá Cầu Hai, như Vinh Hưng, Vinh Mỹ, Vinh Hiền triển khai đồng bộ. Tại trung tâm huyện qua thị trấn Phú Lộc, Lộc Trì… nhiều đường rộng được kết nối, như QL49A; thị trấn vào Vườn Quốc gia Bạch Mã; Lộc Điền - Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã… tạo động lực mới cho khu vực phía nam phát triển. Nổi bật  là các công trình giao thông ở khu vực La Sơn đẩy mạnh nhằm kết nối cửa ngõ phía bắc Phú Lộc với các huyện, thị xã trong tỉnh.

Hiện tại, nhìn trên bản đồ, La Sơn (Lộc Sơn) là tâm điểm liên kết giữa cực nam tỉnh và huyện Nam Đông, Phú Vang và thị xã Hương Thủy theo hình tứ giác dựa trên mạng lưới giao thông chặt chẽ. Nếu QL1A qua La Sơn kết nối giữa thị xã Hương Thủy, TP. Huế với cực nam tỉnh, thì TL14B qua trung tâm La Sơn nối Nam Đông và cao tốc La Sơn - Túy Loan và Cam Lộ - La Sơn được xem như trục ngang vận chuyển liên thông hàng hóa trong vùng đi các tỉnh bắc, nam thuận lợi, đặc biệt theo hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào, Thái Lan…

 Với những lợi thế về địa lý và giao thông, khu vực La Sơn hiện nay đã mang dáng phố, nhiều khu dân cư mới hình thành, nhà cửa khang trang; các dịch vụ, thương mại, trao đổi mua bán hàng hóa của người dân rộn ràng. Người, xe cộ ra vào KCN La Sơn cũng nhộn nhịp…

Ông Trần Văn Minh Quân, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc chia sẻ, là địa phương nằm trong cụm động lực tăng trưởng phía nam của tỉnh, trong đó La Sơn (Lộc Sơn) đóng vai trò quan trọng cho sự thành công trên. Lộc Sơn có vị trí địa lý chiến lược nằm ở cửa ngõ phía bắc huyện, là tâm điểm kết nối không gian kinh tế liên vùng; là điểm nối đưa hàng hóa các nơi ở Thừa Thiên Huế trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây qua TL14B và cao tốc Cam Lộ - La Sơn - Túy Loan và ngược lại.

Lãnh đạo xã Lộc Sơn cho rằng, từ ngày các “huyết mạch” ở Lộc Sơn hình thành, người dân địa phương thừa nhận, hạ tầng giao thông đã đóng vai trò then chốt trong phát triển KT-XH ở địa phương. Dù vậy vẫn còn một số chương trình, DA hạ tầng giao thông đầu tư ở Lộc Sơn gặp khó khăn về nguồn lực, giải phóng mặt bằng (GPMB)… Đây chính rào cản cho Lộc Sơn trong quá trình xây dựng hướng đến đô thị loại V.

Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc - Trần Văn Minh Quân nói, Phú Lộc luôn xác định để phát triển vùng, liên vùng và khu vực thì hạ tầng giao thông phải đi trước. Gần đây huyện có hẳn chuyên đề tập trung để phát triển các đô thị trên địa bàn theo quy hoạch chung của tỉnh. Phú Lộc dành mọi nguồn lực, tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên, tiếp tục đầu tư phát triển, hoàn thiện hạ tầng giao thông theo quy hoạch được duyệt. Đồng thời tập trung tháo gỡ, giải quyết các vướng mắc trong công tác GPMB, bố trí TĐC, tạo mọi điều kiện để hoàn thành các công trình, DA theo kế hoạch đề ra.

Bài, ảnh: MINH VĂN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024

Theo dữ liệu sơ bộ vừa được công bố bởi Hiệp hội các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương (AAPA), mặc dù có những vấn đề nghiêm trọng về chuỗi cung ứng, nhưng các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương vẫn hoạt động tốt trong năm 2024. AAPA cho biết, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đang tăng mạnh trên toàn khu vực, được thúc đẩy bởi nhu cầu du lịch giải trí và công tác. Song song đó, thị trường vận tải hàng không quốc tế cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, khi các doanh nghiệp bổ sung hàng tồn kho để chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm và các sự kiện bán hàng trực tuyến lớn.

Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024
Để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học được đề cập tại Kết luận số 91- KL/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 của ngành giáo dục. Chủ trương này được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người Việt. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả sẽ gặp không ít khó khăn.

Để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

TIN MỚI

Return to top