ClockThứ Tư, 31/08/2022 07:28

Thêm “áo mới” để Huế phát triển

TTH - Sau niềm vui khi dự án (DA) cầu Thuận An và đường ven biển vừa khởi công, hiện nay người dân Huế lại phấn khởi chờ đón DA đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương - công trình quan trọng không chỉ góp phần làm đẹp cho đô thị Huế mà còn tạo bước ngoặt mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Các hạng mục thi công cơ bản đảm bảo đúng kỹ thuậtSớm hoàn thành các dự án cảng cá trên địa bànĐộc đáo lễ tế Kỳ Phước tại làng cổ bên dòng sông Ô Lâu

Phối cảnh cầu vượt sông Hương

Công trình khát vọng

Đôi bờ sông Hương vốn đẹp lại có nhiều cây cầu nổi tiếng, như Trường Tiền, Phú Xuân, Dã Viên... Và mới đây, thông tin từ cuộc họp HĐND tỉnh cuối năm 2020 có chủ trương xây dựng đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương để lại nhiều cảm xúc cho người dân Huế. Cảm xúc bởi ước muốn, chờ đợi từ nhiều năm ở phía thượng nguồn sông Hương thơ mộng có cây cầu vắt qua giờ thành hiện thực. Công trình là “chìa khóa” tháo gỡ “nút thắt” giao thông và cơ hội phát triển kinh tế - xã hội lâu nay không chỉ ở vùng tây nam TP. Huế.

Anh Lê Văn Thiên, người dân phường Thủy Biều bày tỏ, đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương hoàn thành, tạo cơ hội cho bà con miệt vườn trao đổi hàng hóa nhanh hơn, thuận lợi hơn. Khách du lịch thuận lợi trong việc thăm thú cảnh quan và trải nghiệm các nhà vườn từ Kim Long, Phú Mộng, Hương Long, Hương Hồ, Thủy Biều.

Một chủ nhà vườn ở phường Kim Long khẳng định, sự hiện diện của cây cầu vượt phía thượng nguồn sông Hương không chỉ là công trình giao thông đơn thuần, mà nó còn mang khát vọng của người dân Cố đô Huế. Khi công trình hoàn thành, chắc hẳn sẽ thu hút thêm lượng khách đáng kể đến Huế thăm thú các miệt vườn ở phía tây nam TP. Huế như Kim Long, Hương Hồ, Thủy Biều và hoạt động kinh doanh, trải nghiệm về ẩm thực, sinh thái, cảnh quan ở đây sẽ sôi động hơn. Hình ảnh sông Hương, núi Ngự và con người Huế tiếp tục lan rộng trên "bản đồ" du lịch thế giới.

Ông Nguyễn Văn Cường, Phó Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư xây dựng các công trình giao thông (BQL ĐTXDGT) tỉnh - đơn vị chủ đầu tư DA, chia sẻ, khi DA hoàn thành nằm trên tuyến vành đai 3 kết nối các huyện, thị xã như Hương Trà, Hương Thủy là trục đường chính kết nối khu vực tây bắc với khu vực tây nam, TP. Huế vốn bị ngăn cách bởi sông Hương. Tuyến đường đang thẩm định các thủ tục để thi công với nguồn vốn dự kiến 200 tỷ đồng và sau khi hoàn thành kết nối đường Võ Văn  Kiệt, TL 28, QL 49A... sẽ giảm áp lực giao thông lên các trục đường trung tâm TP. Huế và QL1A bởi lưu lượng giao thông qua lại đây hàng ngày hiện nay rất cao, thường bị ùn tắc, ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan đô thị; đồng thời tạo điều kiện triển khai quy hoạch mở rộng TP. Huế đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Do tính bức thiết trên nên DA được người dân mong đợi.

Đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ

Theo quy mô, DA đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương xây dựng tại phường Kim Long, Hương Long và Phường Đúc thuộc tuyến vành đai 3, dài khoảng 1,67km. Riêng công trình cầu dài khoảng 590m, đoạn vượt sông khoảng 380m. Khổ cầu rộng 43m, có 4 làn xe cơ giới và các dải an toàn trên mỗi hướng xe chạy; khổ thông thuyền đảm bảo kích thước tối thiểu với chiều rộng 30m, chiều cao 6m. Tĩnh không đường chui dưới cầu 4,75m...

Theo chủ đầu tư DA, qua kiểm đếm sơ bộ số lượng hộ dân phải di dời và tái  định cư (TĐC) để nhường đất cho việc xây dựng DA khoảng 160 hộ; trong đó phía bờ bắc sông Hương và đường Nguyễn Hoàng 94 hộ; phía bờ nam sông Hương 66 hộ. Công việc này sẽ được họp bàn giữa các ban, ngành, đơn vị chức năng và địa phương dân chủ, công khai với phương châm hợp lòng dân. Các hộ dân bị ảnh hưởng sẽ được đền bù theo quy định về chế độ chính sách, giá hiện hành của Nhà nước.

Đối với các hộ phải giải tỏa, di dời sẽ được hỗ trợ và bố trí TĐC xen ghép vào các khu TĐC lân cận của DA hoặc thông qua việc đầu tư xây dựng mới các khu TĐC phù hợp nhu cầu, như khu TĐC Lịch Đợi, Bàu Vá hoặc Kim Long...

Ông Nguyễn Văn Cường, Phó BQL ĐTXDGT tỉnh thông tin, tổng giá trị đầu tư công trình hơn  2.000 tỷ đồng, bằng nguồn ngân sách Nhà nước; trong đó kinh phí giải phóng mặt bằng hơn 269 tỷ đồng. Thời gian xây dựng bắt đầu từ năm 2022 và dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Do DA chủ yếu nâng cấp, mở rộng theo các tuyến đường nội thị hiện trạng và vượt qua sông Hương nên quá trình thi công sẽ xây dựng phương án giám sát tối ưu sạch gọn, hợp lý để đảm bảo chất lượng công trình và mỹ quan đô thị TP. Huế, hy vọng hoàn thành đúng tiến độ. Trong quá trình thi công, các đơn vị nhà thầu cam kết phối hợp chặt chẽ không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và môi trường sống của người dân trong khu vực.

Trong hội nghị bàn chuẩn bị khởi công, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, công trình cầu vượt sông Hương mang tính biểu trưng của TP. Huế, ngoài yếu tố kinh tế còn có yếu tố thẩm mỹ, nên đã tính toán cụ thể hơn về các phương án kiến trúc. Đạt những tiêu chí đề ra, nhiều lần tỉnh tổ chức các cuộc thi và lấy ý kiến cộng đồng để bình chọn phương án kiến trúc công trình cầu vượt qua sông Hương không chỉ theo thiết kế cầu của Việt Nam (TCVN 11823-9-2017) mà phải tối ưu - đẹp hài hòa với cảnh quan của thành phố văn hóa di sản và mang dấu ấn, có tính biểu tượng của Huế. Tại thời điểm này, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan phải tập trung phối hợp triển khai các công việc, thủ tục cần thiết để công trình khởi công theo đúng kế hoạch.

Theo ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, DA đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương nằm trong hệ thống đường Vành đai 3. Khi hoàn thành sẽ kết nối liên hoàn với hệ thống giao thông tỉnh, như đường Tự Đức - QL1A; đường Thủy Dương - Thuận An, QL49A và thuận tiện với các tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan đã, đang mở ra tại địa phương kết nối với khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đây cũng là DA mang tính chiến lược thúc đẩy hình thành các đô thị vệ tinh lân cận. Công trình dự kiến sẽ khởi công vào cuối năm 2022.

Bài, ảnh: Song Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Festival Huế - Thương hiệu, đẳng cấp, hấp dẫn

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã trở thành một sự kiện được chú ý trong hệ thống các Festival trên thế giới.

Festival Huế - Thương hiệu, đẳng cấp, hấp dẫn
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Cơ hội quảng bá ẩm thực Huế

Là điểm nhấn ý nghĩa thu hút du khách và người dân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, không gian trải nghiệm ẩm thực, thơ, áo dài trong khuôn khổ Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 tại Công viên Thương Bạc diễn ra từ ngày 27/4- 1/5 đã mang đến một địa điểm vui chơi, trải nghiệm và thưởng thức ẩm thực các vùng miền trong cả nước, tạo nên không khí sôi động, nhộn nhịp cho kỳ nghỉ lễ dài.

Cơ hội quảng bá ẩm thực Huế
Huế tạo bức tranh lớn về du lịch

Tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách quốc tế cũng như sự ghi nhận của báo chí và những tổ chức du lịch uy tín hàng đầu thế giới, mở ra cơ hội để Huế tạo được một bức tranh lớn về du lịch. Du lịch Huế 2024 và những năm tiếp theo sẽ là những gam màu sáng.

Huế tạo bức tranh lớn về du lịch

TIN MỚI

Return to top