ClockThứ Bảy, 12/10/2019 15:35

Xây dựng dịch vụ gắn với bảo vệ môi trường

TTH.VN - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Ngọc Thọ đã có chuyến khảo sát những địa điểm đậu đỗ xe đạp trong dự án xây dựng các dịch vụ du lịch xanh và kiểm tra vấn đề ô nhiễm môi trường tại kênh Phát Lát vào sáng 12/10.

Làm sạch, đẹp Rú CháDu lịch xanh & sạchNgành du lịch ASEAN đóng góp quan trọng cho kinh tế và đầu tư khu vựcXả rác và câu chuyện của ý thức

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ (thứ hai từ trái sang) chỉ đạo cần xây dựng các dịch vụ du lịch gắn với bảo vệ môi trường

Cùng đi khảo sát còn có lãnh đạo Sở Kế hoạch Đầu tư, UBND TP. Huế, đơn vị thi công dự án và các ban ngành liên quan.

Hướng đến Đại Nội không khói xe

Thời gian qua, nhằm phục vụ nhu cầu của nhiều du khách trong nước và quốc tế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phối hợp với các đơn vị du lịch triển khai dịch vụ xe thân thiện với môi trường như, xe điện, xe ngựa tham quan các điểm ở Đại Nội, Hoàng Thành Huế.

Bên cạnh các loại hình đó, tại Huế, dịch vụ du lịch bằng xe đạp đang có nhu cầu cao nhưng vẫn chưa có đơn vị nào triển khai. Mới đây, một dự án dịch vụ du lịch bằng xe đạp thông minh được hình thành hướng đến việc bảo vệ môi trường.

Đại diện đơn vị triển khai dự án dịch vụ du lịch xe đạp cho biết, dịch vụ xe đạp chia sẻ nghĩa là du khách dùng  xe đạp đi dạo dọc sông Hương, tham quan di tích. Du khách có thêm lựa chọn nữa ngoài thuyền, xe điện… Mục tiêu của dịch vụ hướng đến giảm thiểu ô nhiễm môi trường. "Đây là hình thức du lịch mà khách phương Tây lẫn nội địa yêu thích. Khi triển khai, dự án xe đạp thông minh sẽ hình thành trong và ngoài nội thành. Dự kiến, trong nội thành sẽ bố trí 300-400 chiếc, vòng ngoài khoảng 2.000 chiếc. Nếu thuận lợi chúng tôi sẽ triển khai dự án trước festival, hướng đến việc xây dựng Huế trở thành thành phố thông minh”.

Tại chuyến khảo sát các địa điểm triển khai dự án này vào sáng 12/10, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đánh giá cao mục tiêu của dự án, đồng thời cho rằng, khi triển khai cần chọn những địa điểm bãi đỗ xe đạp hợp lý, ưu tiên các dịch vụ xanh, hình thành các tuyến xe đạp du lịch trong và ngoài nội thành. “Khi hình thành dịch vụ này sẽ thu hút đông đảo du khách tham gia tour tuyến, nhu cầu nhà vệ sinh vô cùng cấp thiết, thiết chế các tiện ích công cộng rất cần thiết. Do vậy, cần tăng cường hệ thống thùng rác, hạn chế rác thải du lịch ra môi trường”, ông Phan Ngọc Thọ nói.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ thông tin, chủ trương của tỉnh là Đại Nội không khói xe, hình thành phố đi bộ kết nối các phường nội thành.

Sau khi nghe báo cáo về những bất cập về việc thí điểm dịch vụ xe điện trong Đại Nội Huế của lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, các sở ngành, nhà đầu tư đánh giá lại nhu cầu sử dụng phương tiện của khách du lịch và người dân để có phương án phù hợp.

“Về các dịch vụ du lịch tỉnh luôn ưu tiên xe thân thiện môi trường như, xe bus điện, xe điện, xe đạp. Hướng đến giao thông công cộng, ưu tiên xe bus điện, xã hội hoá các điểm sạc điện công cộng. Việc quản lý sẽ áp dụng công nghệ, kết nối với các trục đường đi bộ phía bờ Nam dọc hai bờ sông Hương, bắc qua cầu Trường Tiền cầu Dã Viên tạo nên những sản phẩm mới về du lịch, tạo điều kiện cho du khách đi bộ ngắm vẻ đẹp của TP. Huế thơ mộng”, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh.

Nhanh chóng khơi thông kênh Phát Lát

Kênh Phát Lát nối từ sông An Cựu đến sông Như Ý đi qua hai phường An Đông và Xuân Phú (TP. Huế). Nhiều năm qua, con kênh này ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống dân sinh cũng như môi trường xung quanh. Mặc dù chính quyền địa phương đã có những nỗ lực cải thiện nhưng tình hình vẫn không thuyên giảm đáng kể.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ trao đổi với  lãnh đạo Phòng Quản lý Đô thị TP. Huế (bên trái) về nhiều điểm bất hợp lý trong xây dựng đê kè hai bên kênh Phát Lát  

Khảo sát thực tế vào sáng 12/10, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, việc xây dựng đê kè hai bên con kênh này còn nhiều bất cập, đồng thời phê bình những chi tiết không phù hợp trong quá trình thi công, xây dựng tuyến đê kè. Do vậy, các ban ngành liên quan cần phải trả lại môi trường thông thoáng, sạch đẹp cho con kênh.

Trước những băn khoăn của Lãnh đạo TP. Huế và Phòng Quản lý Đô thị TP. Huế về vốn để khắc phục tình trạng này, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nói: “Các cơ quan liên quan có thể đề xuất vốn nạo vét trong chương trình phòng chống lụt bão. Tùy vào nguồn lực, cần ưu tiên nạo vét sớm những đoạn ô nhiễm nặng. Việc vệ sinh, nạo vét có thể kết hợp với ra quân Ngày Chủ nhật xanh để trả lại môi trường trong lành, dòng nước trong xanh sông như Ý ”.

Cấp thiết trùng tu Châu Hương Viên

Cũng trong sáng 12/10, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã đến thăm Châu Hương Viên và rất trăn trở khi địa điểm di tích này xuống cấp nghiêm trọng.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ tưởng nhớ Ưng Bình Thúc Giạ Thị tại Châu Hương Viên

Châu Hương Viên là nơi danh nhân Ưng Bình Thúc Giạ Thị tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Bình (1877-1961), một nhà thơ nổi tiếng của xứ Huế và là người có công lao to lớn trong việc hình thành, phát triển ca Huế thính phòng từng sinh sống. Châu Hương Viên là địa chỉ văn hóa truyền thống, vốn là thi đàn của “Hương Bình thi xã”. 

Hiện, không ai trông coi nên Châu Hương Viên đã hoang phế, xuống cấp. Đất vườn Châu Hương Viên cũng dần bị lấn chiếm và do đô thị hóa khiến ai cũng phải xót xa. Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã chỉ đạo các cơ quan ban ngành liên quan phải xác định lại diện tích Châu Hương Viên và nhanh chóng phối hợp để có những phương án trùng tu phù hợp để “cứu” lấy một di tích văn hóa bị xuống cấp.

Bài, ảnh: L.Thọ

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Return to top