ClockThứ Tư, 05/12/2018 05:30

Xây dựng đô thị phía tây

TTH - Tiến trình đô thị hoá của A Lưới đang được địa phương phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực đầu tư thực hiện, tạo tiền đề để huyện sớm trở thành đô thị phía tây của Thừa Thiên Huế.

A lưới, những cách làm mớiPhục dựng nguyên bản lễ hội Aza ở A Lưới

Kết nối hài hòa

Kéo dài về phía nam bao gồm toàn bộ diện tích đất và dân số của các xã A Ngo, Sơn Thuỷ, Hồng Thượng và một phần của xã Phú Vinh, đô thị A Lưới mở rộng từ thị trấn A Lưới đến thị tứ A Co được xác định là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của huyện trên tuyến đường Hồ Chí Minh.

Diện mạo đô thị A Lưới ngày càng khởi sắc

Trong vùng đô thị kéo dài có quy mô diện tích đất mở rộng 3.645,8 ha tại các đơn vị hành chính gồm thị trấn A Lưới 1.059 ha; A Ngo hơn 863 ha; Sơn Thủy hơn 1.322 ha; Hồng Thượng 360 ha và Phú Vinh 40 ha. Tổng quy mô dân số của đô thị mở rộng hơn 14.600 người.

Để đạt tiêu chí phát triển đô thị, A Lưới tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, ưu tiên thu hút đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ trên tuyến đường Hồ Chí Minh.

Tại ngã ba Bốt Đỏ, công trình xây dựng khu thương mại Bốt Đỏ rộng hơn 1ha đang được địa phương gấp rút thi công hoàn thiện, với tổng mức đầu tư gần 7 tỷ đồng. Ở trung tâm thị trấn, huyện đang đầu tư nâng cấp mở rộng chợ trung tâm A Lưới với tổng mức hơn 15,8 tỷ đồng, xúc tiến kêu gọi đầu tư các loại hình siêu thị…

Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Quốc Cường thông tin: Huyện xây dựng các phương án phát triển đô thị tạo sự kết nối hài hòa giữa thị trấn A Lưới hiện tại với khu vực A Co – Bốt Đỏ. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể đô thị A Lưới mở rộng, năm 2018, các dự án được ưu tiên đầu tư là nhà ở, hệ thống hạ tầng xã hội, các khu thương mại dịch vụ, các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gắn với các dự án khai thác du lịch.

Không chỉ ở trung tâm huyện lỵ, tại các xã Phú Vinh, Hồng Thượng, Sơn Thủy… ngày càng thấy rõ sự thay đổi về diện mạo đô thị. Dọc hai bên đường từ trung tâm huyện lỵ đến các địa phương này, nhiều văn phòng công ty, nhà 2 - 3 tầng khang trang mọc lên, nhiều tuyến đường liên xã được thảm nhựa.

Anh Nguyễn Hải Phương, ở xã Phú Vinh, cho hay: “Từ khi phong trào xây dựng bộ mặt trung tâm cụm xã sôi động, các cấp chính quyền tạo điều kiện về mặt bằng, vốn vay, nhiều cơ sở kinh doanh đã mọc lên trên địa bàn. Hiện tại, tỷ lệ hộ gia đình ở Phú Vinh tham gia kinh doanh thương mại chiếm hơn 40%”.

Phân khu chức năng đồng bộ

Giai đoạn 2018- 2020, A Lưới chọn việc tập trung phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, lấy việc quản lý quy hoạch và xây dựng, chỉnh trang đô thị là khâu đột phá để thực hiện đề án mở rộng đô thị A Lưới. Tuy nhiên, thực tế đến nay địa phương vẫn chưa hoàn thành quy hoạch chi tiết phân vùng chức năng như cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, khu dân cư, khu hành chính, di tích, văn hóa và các khu dịch vụ thương mại. Đây là vấn đề không thể thiếu trong các đồ án phát triển đô thị. Trên cơ sở quy hoạch chi tiết phân khu chức năng, địa phương sẽ thuận lợi hơn trong việc ban hành các chính sách thu hút đầu tư, quản lý theo quy hoạch.

Theo ông Nguyễn Quốc Cường, khó khăn của địa phương là nguồn vốn thực hiện quy hoạch chi tiết phân khu chức năng và vốn đầu tư theo quy hoạch, nhất là vốn đầu tư kết cấu hạ tầng. Trước mắt các dự án chỉnh trang đô thị, huyện tiến hành công tác giải toả, quy hoạch phân bổ tái định cư đảm bảo phù hợp cho việc khai khác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh từng khu vực trong đô thị mở rộng.

Hiện tại mật độ dân cư trong khu vực quy hoạch đô thị mở rộng còn thiếu sự đồng đều, ảnh hưởng đến quá trình khai thác các thế mạnh ở địa phương. Vì vậy, trong thực hiện giải phóng mặt bằng đầu tư các công trình xây dựng, việc tái định cư cần phải tính đến công tác sắp xếp, phân bổ hợp lý về dân cư.

Địa phương cũng cần tạo điều kiện thuận lợi về việc nhập hộ khẩu, có chính sách ưu tiên trong tuyển dụng, bố trí nơi ở… nhằm thu hút đội ngũ khoa học kỹ thuật ở các công trình thủy điện, nhà máy, lao động có tay nghề từ nơi khác đến làm việc. Giải pháp này sẽ góp phần giúp nâng cao dân số đô thị trong tương lai.

Hạ tầng để khai thác tiềm năng về du lịch của A Lưới cũng cần được tính đến trong việc phân khu chức năng thuộc đồ án mở rộng đô thị A Lưới, nhằm đảm bảo tính hài hòa, đồng bộ và hiệu quả. Trong đó, cần có những không gian để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc như làng nghề dệt Zèng, đan lát... gắn với du lịch làng nghề. Điều này sẽ góp phần xây dựng đô thị A Lưới mở rộng trở thành trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, du lịch, tạo sức lan toả đến các vệ tinh trên địa bàn toàn huyện, tác động và tạo đà cho các vệ tinh này phát triển.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top