ClockThứ Tư, 17/05/2023 13:50

Xây dựng thương hiệu du lịch Thủy Biều

TTH - Đẹp, giàu có và đất đai màu mỡ, Thủy Biều là một vườn rau trái tươi ngon và cùng là điểm đến du lịch của xứ Huế.

Lễ hội thanh trà: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ đặc sản địa phươngTạo sức bật cho du lịch cộng đồngPhát triển du lịch sinh thái Thủy Biều

leftcenterrightdel
Du khách tham quan vườn thanh trà Thủy Biều. Ảnh: H. Phương 

Vùng đất giàu tiềm năng

Thủy Biều là một vùng đất còn mang nét làng quê cổ xưa trong lòng thành phố Huế đang ngày càng hiện đại hóa. Người dân vẫn sống dựa trên nông nghiệp là chủ yếu, với cây thanh trà và trồng lúa. Nét quý giá của Thủy Biều đến từ không gian cảnh vật làng quê vẫn đậm một màu xanh của cây cối. Cả vùng đất được bao quanh bởi dòng sông Hương thơ mộng nên cái hồn của Thủy Biều là chất thơ, là đắm chìm vào thiên nhiên, là phong cách sống chậm rãi.

Hơn 10 năm, các giá trị đó đã được doanh nghiệp phát triển thành các sản phẩm dịch vụ du lịch đặc trưng mà khó tìm thấy ở nơi nào khác. Hiện nay, Thủy Biều có 2 khu resort sang trọng và nhiều homestay thu hút được khách du lịch trong và ngoài nước. Các hình ảnh trải nghiệm mang đến nhiều nét rất riêng của xứ vườn nông thôn, như: Dạo quanh các con đường nhỏ hẹp với các bụi chè tàu, vườn thanh trà, ruộng lúa; du thuyền thưởng thức địa danh dọc 2 bờ sông Hương; khám phá giá trị văn hóa và kiến trúc nhà vườn cổ kính; thưởng thức trái cây thanh trà và các món ăn dân dã.

Trước bối cảnh, thành phố Huế đang tiến gần trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, các địa phương thuộc thành phố bao gồm cả phường Thủy Biều là thành phần không thể thiếu, cần đóng góp sức lực cho nhiệm vụ to lớn đó. Thủy Biều cần phát huy đầy đủ nguồn lực về con người và tài nguyên thiên nhiên ban tặng để phát triển kinh tế xã hội của địa phương, là một điểm nhấn đặc trưng của thành phố Huế. Với định hướng phát triển tổng thể thành phố Huế, phường Thủy Biều với tiềm năng của mình cần định hướng phường là “vườn cây ăn quả, rau xanh sạch của thành phố Huế”.

Phát triển du lịch nông thôn

Đến với Thủy Biều, du khách có thể tin tưởng trái cây sạch và đa dạng được hái từ vườn, các vựa rau xanh thân thiện với sức khỏe từ nguồn nước sông Hương. Các nhà vườn Thủy Biều có nơi phục vụ tham quan tìm hiểu các giá trị về văn hóa, kiến trúc; có nơi phục vụ cà phê, nhà hàng ăn uống, triển lãm, âm nhạc…; kiến trúc nhà vườn được đa dạng hóa qua bàn tay của các kiến trúc sư cảnh quan hình thành các nhà vườn độc nhất vô nhị. Về ẩm thực, du khách có thể tận hưởng hoàn toàn là hương vị cây nhà lá vườn đậm chất đồng quê. Về trải nghiệm không gian nông thôn, du khách có thể lắng lòng ngắm nhìn thiên nhiên tươi đẹp hai bên bờ sông Hương, cánh đồng lúa thơm mùi đồng nội, hoa thanh trà thơm ngát, những rặng tre rì rào.

Từ thực trạng trên, có thể nhận thấy xây dựng một thương hiệu du lịch nông thôn tại Thủy Biều có tính khả thi cao, phù hợp với lợi thế riêng của phường. Du lịch với sự tham gia đông đảo người dân từ khâu phát triển sản phẩm nông nghiệp, tham gia phục vụ du lịch sẽ tạo ra văn hóa du lịch cho địa phương. Giá trị to lớn của du lịch nông thôn phục vụ lợi ích cho người dân thành phố Huế là được thụ hưởng thực phẩm sạch, nâng cao sức khỏe, trải nghiệm thiên nhiên cải thiện tinh thần, đó là giá trị nhân văn to lớn. Người dân Thủy Biều có nhiều nghề sinh kế hơn, đa dạng chọn lựa nghề nghiệp và tươi mới đời sống hơn.

Kết luận số 526-TB/TU của Thường trực Thành ủy Huế ngày 06/4/2023 về việc xây dựng Đề án “phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng đặc sắc của thành phố Huế” cũng đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của Thủy Biều là phát huy thế mạnh thiên nhiên để phát triển du lịch. Để đề án mang lại hiệu quả thiết thực cần có các giải pháp cho ba vấn đề. Một là, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ gắn với lợi thế Thủy Biều và phù hợp với nhu cầu thị trường Huế, đặc biệt là trái cây và rau sạch; dịch vụ trải nghiệm đi kèm. Hai là, phát triển du lịch để đa dạng sinh kế người dân, hình thành cặp đôi hỗ trợ bổ sung cho nhau là nông nghiệp và du lịch. Ba là, các chính sách hỗ trợ khuyến khích người dân tham gia vào phát triển du lịch, phát triển nông nghiệp.

NGUYỄN QUỐC AN
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top