ClockThứ Bảy, 14/09/2019 16:29

Xuất khẩu sang Trung Quốc: Khó nhưng vẫn có cơ hội

Doanh nghiệp và hộ nuôi trồng nông thủy sản cần nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường Trung Quốc.

Xuất khẩu 8 tháng: Doanh nghiệp nội tiếp tục “vượt mặt” khối FDIGiá trị xuất khẩu thủy sản giảm 1,2%Xuất khẩu lâm sản 8 tháng tăng hơn 18%Nông, lâm, thủy sản xuất siêu hơn 6 tỷ USD

Với những lợi thế về địa lý, đa dạng sản phẩm cũng như cơ hội từ ưu đãi thuế quan, mở cửa thị trường khi Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, thị trường của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang được nhận định có nhiều tiềm tăng và dư địa cho xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.

Hàng xuất khẩu bị ứ đọng

Thời gian gần đây việc Trung Quốc thay đổi chính sách nhập khẩu hàng hóa đã khiến công tác xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản từ đầu năm đến nay của Việt Nam đối với nhóm hàng nông sản chỉ thu về 2,85 tỷ USD từ thị trường Trung Quốc.

Nếu so sánh với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu riêng 6 nhóm hàng nông sản chủ lực xuất sang Trung Quốc đã đạt 3,233 tỷ USD. Như vậy trong vòng 1 năm, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này bị sụt giảm hơn 380 triệu USD, tương đương giảm gần 12%.

Vải thiều của Việt Nam từ nhiều năm nay vẫn được Trung Quốc ưa chuộng.

Ông Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, việc Trung Quốc thực hiện hàng loạt biện pháp kiểm soát hàng hóa từ Việt Nam như kiểm nghiệm, kiểm dịch, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cách bảo quản, đóng gói hàng hóa cũng như tăng cường quản lý kiểm tra, giám sát chặt chẽ đường biên giới…đã khiến đầu ra xuất khẩu nông sản của Việt Nam gặp nhiều khó khăn,

“Chưa bao giờ hoạt động xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc lại gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Đã có thời điểm hàng hoá nông lâm thuỷ sản xuất khẩu bị ứ đọng cục bộ không xuất khẩu được, do hàng hoá chưa đáp ứng được các yêu cầu nhập khẩu của phía Trung Quốc”, ông Khắng chỉ rõ thực trạng.

Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, ông Khắng cho rằng, trong xu hướng toàn cầu hiện nay, nhiều quốc gia nhập khẩu gần đây đã đưa ra nhiều quy định thắt chặt hàng hóa nhập khẩu bằng việc đưa ra các quy chuẩn mới. Chính vì thế, đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam không còn có thể coi Trung Quốc là thị trường nhập khẩu dễ tính.

“Các doanh nghiệp, hộ dân còn chủ quan và thực sự chưa coi trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Trung Quốc cũng như nhiều thị trường khác ngày càng coi trọng yếu tố nguồn gốc xuất xứ và an toàn thực phẩm, trong khi các doanh nghiệp chưa kịp thời cập nhật thông tin nên rất khó đáp ứng yêu cầu mới của thị trường nhập khẩu, trong đó có Trung Quốc”, ông Khắng nhận định.

Củng cố hơn về nhận định này, đại diện UBND tỉnh Lào Cai cho biết, những năm trước đây, các sản phẩm nông sản như tiêu, thảo quả… luôn được tiêu thụ dễ dàng bằng hình thức mua bán, trao đổi cư dân biên giới và không cần chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Tuy nhiên, trong khoảng 1 năm trở lại đây, phía Trung Quốc đã tiến hành kiểm soát chặt chẽ hơn về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa nông sản nhập khẩu từ Việt Nam. Các mặt hàng này đã thực hiện truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói bao bì, hàng hóa phải được cấp C/O từ phía Việt Nam.

Không còn thị trường “dễ tính”

Để phát huy, tận dụng hiệu quả các cơ hội, lợi thế nêu trên, góp phần giữ vững và thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản của ta sang thị trường Trung Quốc thì vấn đề cần phải được các cấp, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội, người nuôi trồng nông thủy sản đặc biệt coi trọng, quan tâm đó là nâng cao chất lượng, đáp ứng tốt các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường này. 

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định, để hàng hóa nông sản Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc, Việt Nam cần quy hoạch và định hướng lại sản xuất để tạo ra chuỗi giá trị thông suốt, ngành chức năng và các địa phương cần hướng dẫn đầy đủ các quy định, tiêu chuẩn mới của thị trường Trung Quốc; đồng thời đẩy mạnh đàm phán, mở rộng thị trường, định hướng đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch.

“Những thay đổi của thị trường Trung Quốc cần phải được các doanh nghiệp xuất khẩu nhận định là xu thế tất yếu, để hướng đến sự kiểm soát đồng bộ về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc. Bước đầu có thể khó khăn nhưng đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp tự đổi mới để thích ứng với những đòi hỏi mới của thị trường”, ông Hải khẳng định.

Theo nhận định của Bộ Công Thương, xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới sẽ gặp phải các khó khăn, thách thức. Tác động từ các chính sách mới và thực thi chính sách từ năm 2018 của các cơ quan quản lý Trung Quốc, tăng cường kiểm nghiệm, kiểm dịch, an toàn thực phẩm nhập khẩu; chính sách thương mại biên giới…

Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, những biến động của nền kinh tế thế giới, sự xung đột lợi ích của các siêu cường kinh tế, cộng với những thay đổi trong chính sách kiểm soát nhập khẩu đã khiến xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.

“Đã đến lúc các doanh nghiệp xuất khẩu không thể chậm trễ mà phải thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh ngay từ hôm nay. Bất kỳ thị trường nào cũng có những hàng rào kỹ thuật dựng lên liên quan đến an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Đề cao ông tác quy hoạch, tái cơ cấu sản xuất hàng nông thủy sản trong xuất khẩu, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng chỉ rõ, hoạt động xuất khẩu nông sản thời gian tới cần chú trọng và quan tâm đến công tác đàm phán mở cửa thị trường.

“Cần tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng, tiêu chuẩn hàng nông thủy sản nhằm vượt qua các hàng rào kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu. Cơ quan quản lý nhà nước cần kịp thời thông tin, định hướng, hỗ trợ cho người nông dân, các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, chế biến xuất khẩu, cũng như các chính sách nhằm tăng cường liên kết chuỗi…có như vậy công tác xuất khẩu thời gian tới mới thực sự khả quan”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ rõ.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đang tiến hành khảo sát 30.000 người để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sinh con và “nỗi sợ sinh con” của người dân, trong bối cảnh chính quyền nước này phải chật vật để thúc đẩy tỷ lệ sinh đang suy giảm.

Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân
Return to top