ClockThứ Bảy, 15/06/2019 06:45

Lấy hiệu quả công việc làm thước đo.

TTH - Nghị quyết 26-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII) đã chỉ rõ thực trạng: “Đội ngũ công chức đông nhưng chưa mạnh, tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ xảy ra ở nhiều nơi”. Phong cách hành chính, biên chế suốt đời đã tạo ra một bộ phận cán bộ, công chức (CBCC) làm việc kém hiệu quả, tạo gánh nặng cho ngân sách.

Lấy hiệu quả công việc làm thước đo

Nhớ lại miền Bắc thời kỳ trước 1975 với các phong trào “Tất cả cho tiền tuyến”, “Một người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” đã cuốn hút bộ máy làm việc với năng suất, chất lượng cao. Lúc đó, không khí hừng hực của cuộc kháng chiến với những tấm gương xả thân hy sinh vì Tổ quốc đã lôi cuốn toàn xã hội làm việc hết mình vì mục đích cao cả. Với tinh thần đó, dù đất nước đang rất nghèo nhưng không ai so bì, đòi hỏi cho riêng mình.

Bây giờ, có một thực tế là CBCC trong bộ máy nhà nước đang thiếu tinh thần “hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân”. Những nơi đòi hỏi trách nhiệm, năng lực thực sự lại có quá nhiều biểu hiện của sự trì trệ, thiếu trách nhiệm, kém hiệu quả. Nhiều người vào làm cơ quan nhà nước là để “dựa dẫm”, “ăn theo”... Đó là một trong những lý do vì sao nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, chậm đổi mới.

Tâm lý cầu an, hưởng thụ tồn tại khá sâu nặng trong nhiều CBCC. Trong đó, quản lý kiểu bình quân, cào bằng của chúng ta lại chính là môi trường dung dưỡng những con người trì trệ, thiếu trách nhiệm. Quy chế hiện hành không dễ sa thải, cắt giảm lương, hạ bậc hay xử phạt đối với những người bê trễ trong công việc nên nhiều người tìm cách chạy bằng được vào cơ quan nhà nước. Có được suất biên chế là yên ổn một đời, không phải lo lắng chuyện cơm áo hàng ngày. Khi đã chắc chân rồi thì con đường phát đạt, thăng tiến tính sau, “sống lâu ra lão làng”, có điều kiện sẽ tìm cách luồn lách chạy chức, chạy quyền không phải quá khó. Biên chế như một nơi trú ẩn an toàn, đỡ sóng gió cạnh tranh, đua chen với làm ăn bấp bênh ở bên ngoài. Với mức lương hành chính tuy không phải cao nhưng đều đặn, đầy đủ, chưa kể các khoản ngoài lương là quá lý tưởng với đa số CBCC. Trong khi các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh không dễ, thua lỗ, thất nghiệp thì CBCC vẫn bình chân như vại, lương vẫn có đều, đến hạn còn được lên lương.

Một tồn tại tiêu cực là nạn “con ông cháu cha”, ê kíp, cục bộ đang trong bộ máy nhà nước. Nói chính xác thì bất cứ cơ quan nào cũng có, khác chăng ở dạng này hay dạng khác. Con cháu, dòng họ, người thân quen của lãnh đạo được “ưu tiên” các suất biên chế, bố trí vào các vị trí chủ chốt, vị trí màu mỡ. Trong số đó không ít trường hợp học hành chắp vá, năng lực hạn chế nhưng có được ô dù che chở nên trở thành “cốt cán” ở từng đơn vị. Những gia đình giàu có cần chỗ đứng đã không tiếc tiền chạy cho con cháu vào biên chế nhà nước. Lương tiền không quan trọng, miễn là có chỗ đứng, vừa làm việc an nhàn, vừa có đồng lương ổn định, không lo thất nghiệp. Bên cạnh đó, không ít người làm cho có, tìm chỗ đứng để tạo “cái uy” mà làm ăn bên ngoài. Người ta gọi đó là “chân trong chân ngoài”, khi đã ổn định rồi thì “chân ngoài dài hơn chân trong”. Những con người này không còn tâm trí và thời gian đầu tư cho công việc chuyên môn là lẽ tất nhiên. Không ít sinh viên ra trường được bố trí ở những bộ phận không theo chuyên ngành, không biết việc để làm nên phải học việc từ đầu. Những con người như vậy sau một thời gian tập sự được vào biên chế, ít năm lên một bậc lương, ung dung làm việc suốt đời. Cái vòng luẩn quẩn kéo dài cứ như vậy làm cho đội ngũ CBCC không thể mạnh lên được.

Những tiêu cực trong xã hội cùng với cơ chế “cào bằng” đã dung dưỡng cho phong cách làm việc dựa dẫm, thiếu công bằng với những người có chất xám, hạn chế động lực phấn đấu của đội ngũ CBCC. Nhìn vào thực trạng đó, nhiều người cảm thấy chán nản, bức bối, không muốn làm việc. Nói đúng hơn là khi chất xám họ bỏ ra nhưng không được trả xứng đáng, lương “ba cọc ba đồng”, làm theo kiểu “cơm vua ngày trời”, không thể giữ chân trong hệ thống công vụ. Đó là một trong những nguyên nhân của chảy máu chất xám. Nhiều người có tài thực sự đã chạy ra làm việc cho tư nhân, doanh nghiệp FDI, văn phòng đại diện nước ngoài… Chính sự không sòng phẳng trong cạnh tranh vị trí việc làm, đi đôi với mức thu nhập bình quân còn nảy sinh ra tư tưởng chán nản trong một bộ phận cán bộ ở các cơ quan công lập. Gần đây, nhiều bác sĩ ở các tỉnh phía Nam đã bỏ bệnh viện công chạy ra làm ngoài cũng xuất phát từ một trong những nguyên nhân như vậy. Người giỏi, có tài ra làm cho tư nhân hoặc mở doanh nghiệp riêng, người không có năng lực, kém tài lại bám chặt vào biên chế nhà nước. Thực tế đó là hậu quả dễ hiểu khi chất lượng CBCC ở nhiều cơ quan công vụ không cao, thậm chí trì trệ, không theo kịp xu thế phát triển trước tình hình mới.

Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa XII) "Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ" đã nêu những vấn đề cần khắc phục trong công tác cán bộ. Trong đó, vị trí việc làm gắn với chức danh, chức vụ tiến tới xóa bỏ “công chức suốt đời” là một nội dung mới. Đã đến lúc phải có cơ chế, chính sách phù hợp trên cơ sở lấy hiệu quả làm thước đo trong chế độ công vụ. Bà Phạm Chi Lan, nguyên chuyên viên cao cấp Tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ đã lên tiếng đề nghị sớm bỏ chính sách biên chế suốt đời trong bộ máy nhà nước. Theo chúng tôi, đó là đề nghị cần nghiên cứu để sớm được thể chế hóa.

PHƯỚC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Đánh giá cán bộ bằng 'thước đo về sự ngay thẳng'

Về việc lựa chọn cán bộ chiến lược của Đảng cho tương lai gần, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt ra yêu cầu: Không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIV những người có khuyết điểm.

Đánh giá cán bộ bằng thước đo về sự ngay thẳng
Công bố quyết định về công tác cán bộ

Chiều 29/3, UBND tỉnh tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông và Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì và trao Quyết định bổ nhiệm.

Công bố quyết định về công tác cán bộ
Cán bộ cấp chiến lược là tầng lớp "tinh hoa" của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng ngày 13/3/2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo với chủ đề: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Cán bộ cấp chiến lược là tầng lớp tinh hoa của đất nước

TIN MỚI

Return to top