Thế giới

Liên minh châu Âu cấm sử dụng chất phụ gia E171 trong thực phẩm

ClockThứ Bảy, 09/10/2021 07:37
Lệnh cấm của EU liên quan đến việc sử dụng E171 làm chất phụ gia trong thực phẩm, trong đó E171 chủ yếu được dùng để làm trắng và tạo độ sáng trong đồ ngọt, kẹo cao su, nước sốt màu trắng .

Các nước EU bàn về đề xuất thành lập quân đội riêngXây dựng tương lai Việt Nam - EUHợp tác giữa ASEAN với EU tiếp tục phát triển trên nhiều lĩnh vựcG20 cam kết giải quyết bất bình đẳng đối với phụ nữ tại nơi làm việcEU nỗ lực giảm phụ thuộc nước ngoài về chip và nguyên dược liệu

Ảnh minh họa. (Nguồn: efsa.europa.eu)

Ngày 8/10, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí cấm việc sử dụng chất phụ gia E171 trong thực phẩm, sau khi Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) nghi ngờ về tính an toàn của chất vốn được sử rộng rãi này.

E171 có chứa các hạt nano titanium dioxide và thường được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm tiêu dùng, bao gồm cả thuốc và mỹ phẩm.

Lệnh cấm của EU liên quan đến việc sử dụng E171 làm chất phụ gia trong thực phẩm, trong đó E171 chủ yếu được dùng để làm trắng và tạo độ sáng trong đồ ngọt, kẹo cao su, nước sốt màu trắng và bột đường làm bánh.

Tháng Năm vừa qua, EFSA - có trụ sở tại Italy, đã phát hiện ra rằng các hạt nano có nguy cơ tổn thương ADN của con người và không thể đưa ra tiêu chuẩn an toàn đối với mức tiêu thụ hằng ngày của các hạt nano này.

Chính phủ Pháp đã đình chỉ việc sử dụng E171 trong thực phẩm vào năm 2020, sau khi các kết quả thí nghiệm cho thấy titanium dioxide có thể gây ra tổn thương tiền ung thư ở chuột.

Bà Camille Perrin - đại diện của Tổ chức Người tiêu dùng châu Âu (BEUC), cho biết: "Ở hầu hết các quốc gia châu Âu, E171 gần như đã không còn tồn tại trong thành phần của các mặt hàng thực phẩm. Tuy nhiên, chất này vẫn được phát hiện thấy trong một số loại kẹo cao su, đồ ngọt và đồ trang trí bánh."

Ủy ban châu Âu (EC) nêu rõ nếu đến cuối năm nay, không có bất kỳ quốc gia thành viên EU hoặc Nghị viện châu Âu (EP) phản đối, lệnh cấm sử dụng chất phụ gia E171 sẽ chính thức có hiệu lực vào đầu năm 2022.

Mặc dù vậy, lệnh cấm không có hiệu lực với ngành công nghiệp dược phẩm - cũng sử dụng E171 trong sản xuất thuốc, nhằm tránh nguy cơ thiếu hụt các sản phẩm y tế.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Âu đón Giáng sinh với lo ngại an ninh kéo dài

Trong bối cảnh các nước châu Âu đang tận hưởng không khí lễ hội với đèn và đồ trang trí tràn ngập sắc màu, mùa Giáng sinh năm nay tại khu vực cũng được nhấn mạnh bằng các biện pháp an ninh tăng cường.

Châu Âu đón Giáng sinh với lo ngại an ninh kéo dài
Liên Hiệp quốc nỗ lực cứu thoả thuận ngũ cốc ở Biển Đen với sự giúp đỡ của EU

Uỷ ban châu Âu đang giúp Liên Hiệp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng gia hạn thoả thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen và sẵn sàng “tìm kiếm tất cả các giải pháp” để đạt được mục tiêu này, một phát ngôn viên của Liên minh châu Âu cho biết trước thềm nguy cơ thoả thuận có thể hết hạn vào ngày 17/8 tới.

Liên Hiệp quốc nỗ lực cứu thoả thuận ngũ cốc ở Biển Đen với sự giúp đỡ của EU
Anh và Liên minh châu Âu chính thức ký thực thi Khuôn khổ Windsor

Theo phóng viên TTXVN tại London, Ngoại trưởng Anh James Cleverly và Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Maros Sefcovic ngày 24/3 đã chính thức ký thực thi Khung Thỏa thuận Windsor, nhằm giải quyết tình trạng bế tắc thương mại giữa Anh và EU kể từ sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) cho đến nay và khắc phục những bất cập trong Nghị định thư Bắc Ireland.

Anh và Liên minh châu Âu chính thức ký thực thi Khuôn khổ Windsor
Return to top