ClockChủ Nhật, 25/08/2019 14:27

Một nửa số hiệu trưởng đạt mức tốt theo chuẩn đánh giá

Tỷ lệ hiệu trưởng được đánh giá mức tốt theo Chuẩn hiệu trưởng đạt từ gần 40% đến hơn 51% (tuỳ theo từng bậc học). Ở bậc học càng cao, thì tỷ lệ hiệu trưởng đạt mức tốt càng cao.

Sinh hoạt tổ chuyên môn tại Trường tiểu học Khu đô thị Sài Đồng, Hà Nội (Ảnh minh hoạ)

Kết quả thống kê tỷ lệ hiệu trưởng được đánh giá theo chuẩn đạt mức tốt theo báo cáo của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (2019) ở từng bậc học như sau: Ở bậc mầm non 39,85% hiệu trưởng đạt tốt; bậc tiểu học là 45%; THCS đạt 46,31%; THPT đạt 51,21%.

Công tác đánh giá, xếp loại hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng và đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên được bắt đầu thực hiện từ năm học 2018-2019 và tiến hành đối với 100% các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Việc đánh giá theo Chuẩn được đưa ra nhằm mục đích làm căn cứ để hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên trong các cơ sở giáo dục tự đánh gía phẩm chất, năng lực, xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực, làm căn cứ để cơ quan quản lý xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách, phát triển đội ngũ…

Không chỉ đối với đội ngũ hiệu trưởng và giáo viên các trường phổ thông, Bộ GD-ĐT cho biết đang xây dựng các thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh giám đốc, phó giám đốc sở và trưởng phòng, phó trưởng phòng GD-ĐT giúp các địa phương quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng và xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm các chức danh này để đáp ứng việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao; đang xây dựng các chương trình bồi dưỡng cho giám đốc, phó giám đốc sở, trưởng phòng, phó trưởng phòng GD-ĐT (và các đối tượng trong nguồn quy hoạch bổ nhiệm các chức danh này).

Theo Bộ GD-ĐT, hiện các sở GD-ĐT đã triển khai thực hiện Thông tư quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; tăng cường bồi dưỡng một số năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục đang còn thiếu hoặc yếu; triển khai các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý về tài chính, chỉ đạo các hoạt động dạy và học, công tác xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn cho hiệu trưởng các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.

Theo Nhân dân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo

Từ ngày 5/3 đến 15/3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền, Phú Vang kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các trường học có bán trú thuộc 25 xã nghèo.

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo
Giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh

Tết cổ truyền là dịp để mọi người tìm về với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây cũng là dịp các trường học tổ chức những hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm để giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh.

Giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh
Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn

Để tăng cơ hội cho trẻ em ở vùng khó khăn được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch này vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện.

Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn
Return to top