Thế giới

Mỹ kêu gọi tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho các thị trường mới nổi

ClockThứ Bảy, 30/04/2022 09:44
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nêu rõ: "Chúng ta hiểu rõ rằng đầu tư cơ sở hạ tầng-khi được thực hiện đúng - sẽ thúc đẩy tăng trưởng liên tục và bền vững."

Mỹ, Nhật, Australia thúc đẩy cơ sở hạ tầng Ấn Độ Dương-Thái Bình DươngTổng thống Mỹ công bố kế hoạch đầu tư 1,5 nghìn tỷ USD vào cơ sở hạ tầngMexico, Mỹ thúc đẩy thỏa thuận khu vực về di cưBill Gates hỗ trợ 1,5 tỷ USD vào các dự án khí hậu nếu Mỹ cho hành động lập phápMỹ cân nhắc tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tiếp của nhóm "Bộ Tứ"

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen . (Ảnh: AFP/TTXVN)

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã kêu gọi Ngân hàng Thế giới (WB) và các ngân hàng phát triển đa phương (MDB) tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho các thị trường mới nổi.

Thông báo  ngày 29/4 của Bộ Tài chính Mỹ cho biết Bộ trưởng Yellen đã triệu tập một cuộc họp với sự tham gia của các bộ trưởng Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và các chủ tịch MDB vào ngày 26/4 vừa qua, thảo luận về các biện pháp thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng cho các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình.

Tuyên bố của Bộ Tài chính Mỹ nêu rõ: "Bộ trưởng Yellen đã bế mạc sự kiện này với lời kêu gọi các nhà lãnh đạo MDB cùng phối hợp hành động - với sự hỗ trợ từ các cổ đông của họ - để thực hiện các phương pháp tiếp cận táo bạo và sáng tạo nhằm cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng, trong đó bao gồm các kế hoạch có tính khả thi về huy động vốn tư nhân trong vòng 6 tháng."

Cuối năm ngoái, các nền kinh tế G7 - bao gồm Mỹ, Canada, Anh, Đức, Italy, Pháp và Nhật Bản, cùng với Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu triển khai nỗ lực phối hợp nhằm thu hẹp khoảng cách 40.000 tỷ USD trong quỹ tài trợ cơ sở hạ tầng dành cho các quốc gia đang phát triển vào năm 2035.

Sáng kiến "Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn" (B3W) của G7 được đưa ra với mục đích huy động đầu tư từ khu vực công và tư nhân trong các lĩnh vực khí hậu, sức khỏe, công nghệ kỹ thuật số và bình đẳng giới.

Theo Bộ Tài chính Mỹ, trong cuộc họp ngày 26/4 vừa qua, ngoài đại diện của WB còn có sự tham dự của các bộ trưởng hàng đầu G7 và các nhà lãnh đạo của Ngân hàng Phát triển châu Phi, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Phát triển liên Mỹ cùng Ngân hàng Tái thiết và phát triển châu Âu.

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Yellen nêu rõ: "Chúng ta hiểu rõ rằng đầu tư cơ sở hạ tầng-khi được thực hiện đúng - sẽ thúc đẩy tăng trưởng liên tục và bền vững... và đó là điều cần thiết để cung cấp các dịch vụ cơ bản cho mọi người, để duy trì hoạt động thương mại và tạo ra việc làm."

Bà đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo tham gia cuộc họp này tận dụng công quỹ để huy động vốn tư nhân và để tìm ra các giải pháp hành động tập thể.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland đánh giá sáng kiến B3W có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội tại những quốc gia đang cần được hỗ trợ nhất, đồng thời đảm bảo bình đẳng giới.

Trong khi đó, Chủ tịch WB David Malpass chia sẻ chi tiết về các công cụ mới phục vụ công tác dự báo liên quan đến khí hậu của ngân hàng này, đồng thời cho biết WB sẽ khuyến khích đầu tư cho cơ sở hạ tầng thông minh và thân thiện với khí hậu, trong đó bao gồm thích ứng các biện pháp hướng tới giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

Với mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, khoảng 40-50% địa phương trong cả nước có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái
Return to top