Thế giới

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

ClockChủ Nhật, 21/04/2024 11:44
TTH.VN - Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậuNgân hàng Thế giới chia sẻ thêm dữ liệu để thu hút đầu tư tư nhân vào các nước đang phát triểnNgân hàng Thế giới (WB): GDP toàn cầu có thể tăng hơn 20% nhờ thu hẹp khoảng cách giới

 Ngân hàng Thế giới vừa nhận được những cam kết đóng góp đáng kể để mở rộng khả năng cho vay. Ảnh: Times of India/TTXVN

Các khoản đóng góp tự nguyện này đã được công bố tại Hội nghị mùa Xuân năm 2024 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và WB vừa kết thúc hôm qua (20/4) tại Washington. Đây là đợt tăng vốn lớn nhất cho WB kể từ khi Mỹ và các cổ đông khác mở rộng sứ mệnh của WB ra rộng hơn ngoài việc chống đói nghèo vào năm 2022.

Vào tháng 4/2023, các cổ đông của WB đã thông qua việc tăng chỉ số đòn bẩy của ngân hàng để tăng khả năng cho vay thêm khoảng 40 tỷ USD trong 10 năm tới và mở rộng các bảo lãnh song phương để có thêm 10 tỷ USD tài chính.

Phần lớn trong cam kết tài trợ mới nhất - khoảng 9 tỷ USD, được Mỹ dành cho Nền tảng bảo đảm danh mục đầu tư mới, hỗ trợ các khoản vay tư nhân và đầu tư vốn cổ phần vào các dự án đủ điều kiện. Khoản đóng góp này sẽ chỉ một phần là tiền mặt, một còn lại dưới dạng bảo lãnh của Mỹ cho nền tảng của WB.

Bên cạnh Mỹ, Nhật Bản tuyên bố sẽ đóng góp 1 tỷ USD cho chương trình bảo lãnh, Pháp dự kiến đóng góp 500 triệu USD và Bỉ dự kiến đóng góp số tiền không được tiết lộ.

Trong khi đó, Anh, Đan Mạch, Đức, Italy, Latvia, Hà Lan và Na Uy cam kết đóng góp vào cơ chế vốn hỗn hợp - một công cụ bao gồm đặc điểm của cả nợ và vốn chủ sở hữu để thúc đẩy các khoản vay. Trong số này, Anh đóng góp 100 triệu bảng (123,7 triệu USD).

Giám đốc tài chính của WB Anshula Kant cho biết nguồn vốn này sẽ chỉ tài trợ cho các dự án mang lại lợi ích xuyên quốc gia, chẳng hạn như những dự án giảm phát thải khí nhà kính hoặc giúp ngăn chặn đại dịch. Theo bà Kant, những công cụ này khuyến khích các nhà tài trợ đóng góp trên cơ sở tự nguyện cho các hoạt động và dự án này. Mặt khác, nó cũng khuyến khích các nước đi vay đầu tư vào những loại dự án có mục đích như trên, với lợi ích không chỉ giới hạn ở phạm vi trong nước.

Ngoài ra, Nhật Bản là nước đóng góp đầu tiên cho “Livable Planet Fund” (“Quỹ Hành tinh có thể sống được”) mới được thiết kế để thu hút sự đóng góp từ các chính phủ, tổ chức từ thiện và khu vực tư nhân, nhằm hỗ trợ tài chính cho các dự án từ đầu tư chuyển đổi năng lượng sang cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Quỹ này được đặt tên theo tuyên bố sứ mệnh mới và mở rộng của ngân hàng, “tạo ra một thế giới không còn đói nghèo trên một hành tinh có thể sống được”, được xác nhận vào năm ngoái để phản ánh một phần vai trò tài trợ khí hậu của WB.

Bộ trưởng Phát triển Đức Svenja Schulze nói rằng cần mở rộng hơn nữa khả năng cho vay của WB vì nhu cầu của các nước nghèo sẽ tiếp tục tăng. “Cuộc cải cách của WB sẽ không dừng lại ở đây”, bà khẳng định.

Trong khi đó, Chủ tịch WB Ajay Banga cho biết ngân hàng đang thực hiện một số sáng kiến khác nhằm mở rộng khả năng cho vay của WB, bao gồm cả việc khai thác nguồn vốn có thể huy động được để có thể giải phóng thêm hàng trăm tỷ USD khả năng cho vay.

 

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Giờ Trái đất:
Tắt đèn, hành động vì khí hậu

Phong trào môi trường toàn cầu lớn nhất vừa được tổ chức vào ngày 23/3, khi Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi mọi người trên khắp thế giới tắt đèn để ghi nhớ cuộc khủng hoảng hành tinh trong Giờ Trái đất, trong bối cảnh những người trẻ tìm kiếm cách làm mới để thúc đẩy hành động vì khí hậu.

Tắt đèn, hành động vì khí hậu
HƯỚNG DÒNG VỐN VÀO LĨNH VỰC ƯU TIÊN:
Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng

Vấn đề này đã được ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh chia sẻ cùng Thừa Thiên Huế Cuối tuần khi trao đổi về hoạt động tín dụng năm 2024, trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế đang tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng
Return to top