ClockThứ Ba, 06/12/2011 10:10

Nghe điện thoại cách cột bơm xăng bao xa thì an toàn?

TTH - Sự việc anh Vũ Trọng Khánh (Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội) bị bỏng nặng do nghe điện thoại gần cột bơm xăng Nam Đuống, Long Biên (Hà Nội) đã khiến nhiều người giật mình bởi chính mình nhiều khi cũng gọi điện thoại khi mua xăng. Theo các chuyên gia, khi mua xăng, chỉ cần điện thoại đổ chuông là có nguy cơ bởi mạch sẽ bắt tín hiệu và phát ra tia lửa điện.

Sóng điện thoại mạnh có thể làm phát ra tia lửa điện

Theo PGS.TS Nguyễn Chấn Hùng, khoa điện tử Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội, khi điện thoại ở chế độ im lặng không sử dụng sóng điện thoại chỉ có công suất thấp nên không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
 

Để an toàn, người dân nên gọi/ nghe điện thoại cách cột bơm xăng ít nhất 50m
 
Nhưng khi điện thoại hoạt động, sóng phát ra từ bản thân điện thoại lẫn trạm BTS đều rất cao. Thậm chí, công suất sóng của điện thoại lúc này có thể lên đến 1W. Tuy công suất này khác công suất điện năng để chạy thiết bị điện nhưng trong thông tin liên lạc thì đây là bước sóng mạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Và tùy thuộc vào các nhà mạng, loại điện thoại khác nhau để có các công suất khác nhau. Nhưng nếu so sánh công suất sóng khi máy điện thoại hoạt động với công suất máy khi không dùng thì công suất này có thể gấp vài trăm lần.

Trong trường hợp cháy do sử dụng điện thoại trong cây xăng như trên, sóng điện thoại mạnh có thể đã tác động đến mạch điện tử làm phát ra tia lửa điện. Bản thân tia lửa điện này rất nhỏ nhưng vì hơi xăng bay và phát tán trong môi trường xung quanh nên nguy cơ bén lửa rất cao. 
 
Khoảng cách an toàn khi nghe điện thoại

Ở lĩnh vực xăng dầu, PGS.TS Lê Văn Hiếu, bộ môn Công nghệ Lọc hóa dầu, Viện Kỹ thuật Hóa học, Đại học Bách khoa cho hay, xăng có nồng độ cháy khá thấp. Chỉ cần có khoảng 5% hơi xăng trong không khí là có thể đã bắt lửa cháy. Vì thế, nguy cơ cháy nổ ở cửa hàng bán xăng dầu là rất cao do khi bơm xăng bay hơi ra ngoài. Trong khi đó, hiện nay các cơ quan kinh doanh chủ yếu cấm nghe điện thoại trong cửa hàng, còn chưa chú ý đến các yếu tố xung quanh. Để an toàn, người dân nên gọi/nghe điện thoại cách cột bơm xăng ít nhất 50m. Nhưng những khi gió mạnh khoảng cách này có thể được xem là tương đối. Còn khi gió nhẹ, hơi xăng ít bị phát tán hơn nên nguy cơ vẫn còn.

Ngoài ra, theo PGS.TS Lê Văn Hiếu, chỉ cần điện thoại đổ chuông là có nguy cơ bởi mạch sẽ bắt tín hiệu và phát ra tia lửa điện. Nhưng nếu máy đổ chuông nhưng để trong túi quần thì vẫn có khả năng an toàn, do cách biệt với hơi xăng. 

Ông Dương Minh Trí (phòng Điện tử ứng dụng, Viện Vật Lý TP.HCM) khuyến cáo, khi trời mưa, sấm chớp mà chúng ta gọi điện hay nghe điện thoại gần cây xăng thì rất nguy hiểm. Trường hợp gọi hay nghe điện thoại ở cây xăng mà xảy cháy nổ là  do hơi xăng tích tụ đến một mật độ nhất  định thì chỉ cần một tia lửa điện rất nhỏ cũng gây cháy nổ. Hơi xăng mà tích tụ được là do vùng đó, không gian đó không thông gió hoặc thông gió kém. Những phân tử xăng này không thể nhận biết bằng cảm quan, do đó để an toàn cho tính mạng cũng như cây xăng tuyệt đối không nên gọi điện hay nghe điện thoại cũng như hút thuốc lá gần cây xăng.
 
Hiền Hương (Theo Bee.net.vn)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
Thăm, tặng quà cho các trường hợp khó khăn bị tai nạn lao động

Trong khuôn khổ hưởng ứng Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024, ngày 24/4, đại diện lãnh đạo tỉnh, Hội đồng ATVSLĐ tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh cùng đại diện các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đi thăm, tặng quà cho các trường hợp bị tai nạn lao động, thân nhân người tử nạn do tai nạn lao động và khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Công đoàn" cho đoàn viên trên địa bàn tỉnh.

Thăm, tặng quà cho các trường hợp khó khăn bị tai nạn lao động
Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập

Những năm qua, các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội nói chung và đối với người khuyết tật (NKT) nói riêng trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt, tạo điều kiện cho NKT vượt qua khó khăn, trở ngại để vươn lên sống độc lập, hoà nhập với cộng đồng.

Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập

TIN MỚI

Return to top