ClockThứ Tư, 25/05/2016 15:36

Nghĩ từ chuyện ông Obama ăn bún chả

TTH.VN - Chỉ với hành động ghé quán bún chả Hương Liên ở Hà Nội, tổng thống Mỹ Obama đã “thắng lớn trên internet”.

Cụm từ này được một trang tin trong nước dẫn giải khi đêm 23 và ngày 24/5 khi thanh điểm tin facebook nhiều người tràn ngập hình ảnh và thông tin người đứng đầu nhà nước Mỹ thưởng thức ẩm thực đường phố Việt. Đầu bếp trứ danh kiêm MC-Anthony Bourdain cũng đã đăng tải hình ảnh các món ăn mà ông thưởng thức ở Việt Nam trong chuyến đi cùng tổng thống trên twitter và nhận được lượt thích cũng như chia sẻ khoảng vài ngàn lần. Trang tin trên cho biết, 5 chủ đề được nói đến nhiều nhất trên Google Trends trong đêm 23/5 đều liên quan đến Tổng thống Obama. Câu chuyện này tiếp tục duy trì trong vị trí top 10 cho đến cuối giờ chiều 24/5. Ngay hôm sau, quán bún chả ông Obama ghé ăn đón khách ồ ạt, đến trưa quán phải xin lỗi khách, từ chối nhận đơn đặt qua điện thoại vì đã hết hàng. Nhiều thực khách đặt cho quán ăn này cái tên mới: “Bún chả Obama”.

Cùng trong dòng sự kiện ấy, một bạn trẻ đã tổ chức cuộc thăm dò thú vị trên một trang mạng xã hội ở Huế: “Nếu tổng thống Obama ghé Huế, bạn sẽ đưa ông ấy đi ăn món gì?” Đây là vị tổng thống thích ăn cay và ông đã có lời rằng sau khi nghỉ hưu, sẽ cùng gia đình đến Việt Nam du lịch, biết đâu ông ấy sẽ ghé Huế khám phá trong hành trình tương lai của mình, có lẽ vì thế mà nhiều bạn trẻ rất hăng hái bàn luận chủ đề đặt ra. Theo đó, món ăn đầu tiên được nhiều người nhất trí lựa chọn để mời là bún bò Huế. Điều này hoàn toàn hợp lý khi năm 2014, chính Anthony Bourdain trong quá trình thực hiện Parts Unknown ghé chợ Đông Ba đã không tiếc lời tán thưởng và cho rằng, bún bò Huế là món soup ngon nhất thế giới. Năm 2015, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đến Huế tham gia hoạt động bảo tồn di tích đã tham gia nấu bún bò ở cung Diên Thọ. Bún bò Huế nằm trong top 100 món ăn đạt giá trị ẩm thực châu Á và dễ làm hài lòng những thực khách nước ngoài, trong đó có 2 người Mỹ khá nổi tiếng từng thưởng thức món ăn này. Tiếc là cơ hội này chưa được tận dụng để quảng bá cho ẩm thực Huế.

Với phong cách ngoại giao khôn khéo, việc thưởng thức món ăn đường phố của vị tổng thống da màu và phong cách ứng xử gần gụi khiến công chúng rất thiện cảm với ông chủ nhà Trắng. Ẩm thực là cầu nối giúp con người xích lại gần nhau và góp phần quảng bá văn hóa hiệu quả. Nghệ nhân Hoàng Anh từng kể lại trong một buổi tiệc ngoại giao, phía Việt Nam, chị đảm nhận làm những phần quà là bánh ngọt Huế tặng cho quan khách. Dù hiện vật giản dị nhưng vị khác nước ngoài hôm ấy không ngớt lời khen tặng và xuýt xoa trước nét tinh túy của ẩm thực Huế.

T.S Phan Thanh Hải trong phần trả lời phỏng vấn Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần đã nghĩ đến những “di sản tiềm năng” trong đó có ẩm thực Huế sau sự kiện "Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế" được công nhận là Di sản tư liệu thế giới. Huế có trăm ngàn món ngon, và những người làm du lịch tâm huyết với Huế từng nghĩ đến việc tận dụng ưu thế này để quảng bá cho du lịch. Mong cho những ý tưởng ấy sớm được xúc tiến!

A.Túc 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ việc thu hút khách nhờ mưa ở Ukraine nghĩ về Huế

Hiện nay, dòng khách từ các nước Trung Đông đến TP. Lviv (Ukraine) tăng đột biến nhờ nơi đây mưa nhiều. Phải chăng, với những thay đổi nhu cầu khác lạ và mới được hình thành, mưa Huế cũng sẽ trở thành sản phẩm hấp dẫn.

Từ việc thu hút khách nhờ mưa ở Ukraine nghĩ về Huế
Nghĩ về lợi ích xã hội

Kiểm điểm, yêu cầu giáo viên xin lỗi học trò và cả phụ huynh của lớp 1/5 là những động thái mà nhà trường đã làm, một cách rất cầu thị.

Nghĩ về lợi ích xã hội
Tìm “gặp”...

Nói đến người Huế, người ta thường "mặc định" đó là tạng người "dành" cho học thuật, văn hóa văn nghệ, ít ai nghĩ người Huế giỏi kinh doanh. Hóa ra đó là sự "mặc định"...tào lao.

Tìm “gặp”
Hãy nghĩ đến con

Cứ tưởng may mắn đến sớm, hồi H. học trung học cơ sở, nghe ba được hưởng một phần thừa kế của ông bà nội, cộng với tiền tiết kiệm bấy lâu cũng gần đủ tiền mua nhà.

Hãy nghĩ đến con
Nghĩ về chuyện “cả nhà làm quan”

Thời phong kiến, khi quyền lực tập trung vào một hoặc một số người thì chúng ta không bàn đến làm gì. Đáng bàn là thời đại dân chủ vẫn còn mà vẫn còn tình trạng “cả họ làm quan”.

Nghĩ về chuyện “cả nhà làm quan”

TIN MỚI

Return to top