ClockThứ Sáu, 17/01/2020 14:07

Người con của vùng nôi cách mạng

TTH - Ông Hồ Văn Rãi ở xã Bắc Sơn (nay là xã Trung Sơn), nguyên Bí thư quận 1 thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là nhân chứng lịch sử từ khi phong trào cách mạng ở A Lưới được khởi nguồn tại thôn A Đeeng và lan rộng ra toàn huyện.

Trở lại A ĐeengĐổi thay trên quê hương Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Ông Hồ Văn Rãi (bên phải) luôn nhắc nhở thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng của Nhân dân A Lưới

Gần 80 tuổi đời, 60 tuổi Đảng, vài năm gần đây sức khỏe có phần kém hơn, nhưng ký ức về những ngày đầu tham gia phong trào cách mạng tại địa phương vẫn còn nguyên vẹn trong trí nhớ ông Hồ Văn Rãi.

Ông Rãi nhớ lại, đầu năm 1958, được sự cho phép của Tỉnh ủy Thừa Thiên, Đảng ủy miền Tây khẩn trương chuẩn bị nội dung, cơ sở vật chất và chọn địa điểm tại làng A Đeeng Pâr Ruung, xã Bắc Sơn giáp ranh với Lào để tổ chức hội nghị phát động phong trào cách mạng ở A Lưới. Ngay sau hội nghị, các già làng về truyền đạt lại cho bà con, được Nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng.

Đến cuối năm 1958, tất cả các xã miền núi ở A Lưới đều có chi bộ Đảng và một số làng xung yếu có đảng viên. Chi bộ xã trực tiếp lãnh đạo về mọi mặt, đã tập hợp được lực lượng thanh niên, đoàn viên, sau này trở thành nòng cốt làm nhiệm vụ  liên lạc, canh gác, bảo vệ và dẫn đường cho cán bộ hoạt động bí mật. Thời điểm đó, bản thân ông là cán bộ bí mật đã tích cực tham gia các hoạt động cách mạng và ra sức vận động bà con xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu.

Năm 1961, ông Hồ Văn Rãi vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng và ngày càng nỗ lực phấn đấu, cống hiến cho vùng đất A Lưới. Với phương châm “Công tác nào khó cũng sẵn sàng đương đầu”, ông được Đảng tin tưởng và bố trí vào nhiều chức vụ khác nhau, từ Bí thư Xã đoàn, Bí thư Huyện đoàn cho đến Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện… hay tăng cường về xã Bắc Sơn làm Bí thư Đảng ủy để tiếp tục cống hiến xây dựng quê hương.

“Còn sức là còn cống hiến”, đến năm 1990, khi đã nghỉ hưu, ông Hồ Văn Rãi vẫn là người truyền cảm hứng, là nhân chứng sống về những năm tháng cách mạng hào hùng của người dân A Lưới để giáo dục cho thế hệ trẻ. Ông Rãi chia sẻ, điều ông trăn trở nhất là công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, song hành là việc phát triển đảng viên cả về chất cũng như về lượng.

Là người uy tín trong cộng đồng, ông Rãi thường xuyên ôn lại chuyện xưa cùng thế hệ con cháu mỗi khi có dịp. Theo ông, phải để thế hệ trẻ biết được quá khứ chiến đấu và hy sinh hào hùng của thế hệ cha ông, từ đó “giữ lửa” truyền thống cách mạng. Tại các cuộc họp chi bộ, ông Rãi luôn thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm trong hoạt động hay từng cá nhân đảng viên. Ông luôn nhắc nhở, động viên các đảng viên trẻ tu dưỡng đạo đức, lối sống và tích cực cống hiến cho các hoạt động của địa phương.

“Thời điểm tôi được điều động về làm Bí thư Đảng ủy xã Bắc Sơn, toàn xã chỉ có 30 đảng viên thì đến nay số lượng đã phát triển lên hơn 100 người. Đó là tín hiệu đáng mừng, nhưng quan trọng nhất vẫn là công tác nâng cao chất lượng đảng viên, tránh chạy theo chỉ tiêu, số lượng”, ông Rãi nhấn mạnh.

Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp đến thăm ông Hồ Văn Rãi tại nhà riêng. Dù bộn bề với bao công việc gia đình, ông vẫn dành một góc nhỏ trong căn phòng khách cho việc rà soát lại lịch sử Đảng bộ Bắc Sơn. Từ đầu năm 2019 đến nay, ông dành phần lớn thời gian của mình để tham gia biên soạn lịch sử Đảng bộ; bởi theo ông, thế hệ con cháu A Lưới phải biết và lưu giữ những năm tháng cách mạng hào hùng của những người đi trước.

Ông Dương Minh Năm, Phó Bí thư Đảng ủy xã Trung Sơn đánh giá, ông Hồ Văn Rãi là một người đảng viên mẫu mực, có uy tín và tiếng nói trong cộng đồng. Những năm qua, ông luôn đồng hành cùng Đảng bộ và chính quyền xã thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo chuyển biến về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng

Ngày 1/4, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khoá XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khoá XII, 2 năm thực hiện Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân uỷ Trung ương về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới (2021-2023).

Tạo chuyển biến về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng
KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY SINH ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH (1/1/1914 - 1/1/2024)
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với báo chí cách mạng ở Thừa Thiên Huế

Sinh thời đồng chí Nguyễn Vịnh - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh không chỉ là nhà hoạt động chính trị xuất sắc, vị tướng quân đội mưu lược tài năng, mà còn là một nhà báo cách mạng bậc thầy, một cây bút chính luận sắc bén. Ông đã luận giải được những câu hỏi nóng bỏng từ đồng ruộng đến chiến trường, từ cơm áo người nông dân đến chiến lược đánh giặc giữ nước. Đồng chí có nhiều bí danh, bút danh như: Trường Sơn, Phan Chinh, Bích, Triều Dương, Hà, Sáu Di, Sáu, Ý, Thao, Hạ sĩ Trường Sơn ký dưới nhiều tác phẩm sách, báo… được đông đảo bạn đọc ngưỡng mộ.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với báo chí cách mạng ở Thừa Thiên Huế
Kỷ niệm 106 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917-7/11/2023)
Vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, là bài học kinh nghiệm quý cho các quốc gia, dân tộc trong cuộc đấu tranh cách mạng vì độc lập dân tộc.

Vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười
Dòng hồi ức sau Cách mạng tháng Tám

Trong hồi ký của mình, bà Trần Thị Như Mân, phu nhân học giả Đào Duy Anh viết: “Cách mạng tháng Tám thành công. Sau cuộc biểu tình lớn ở Sân vận động thành phố ngày 23 tháng 8, chính quyền do Nhật dựng lên ở Huế bị sụp đổ. Gia đình chúng tôi phấn khởi đón chào thắng lợi của cách mạng. Ngoài cô Đính là người đã tham gia cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế, khi đó tôi mới biết có một số anh là học sinh trường Thuận Hóa ở trong nhà tôi cũng đã tham gia Việt Minh từ trước”. Những dòng này cho thấy sự chuẩn bị chu đáo của lực lượng cách mạng, xây dựng thế trận, chuẩn bị, bố trí lực lượng ứng phó trước những diễn biễn cấp thiết, cấp tốc mà nhiệm vụ của cuộc cách mạng đặt ra.

Dòng hồi ức sau Cách mạng tháng Tám
Buổi chiếu cuốn phim cách mạng đầu tiên tại Huế

Đầu tháng 6 năm 1946, suốt mấy hôm liền, Nha Thông tin Tuyên truyền Trung Bộ đã cho chiếu tại Nhà Đại chúng (Trụ sở Hội Quảng tri cũ đóng ở đường Hàng Bè, nay là đường Huỳnh Thúc Kháng) ở Thuận Hóa hai cuốn phim “Sức sống của 25 ngàn dân Việt trên đất Pháp” và “Cuộc tiếp đón phái bộ Phạm Văn Đồng của Việt kiều ở Pháp”. Đêm cuối cùng hai cuốn phim này được đem ra chiếu giữa trời tại vườn hoa Nguyễn Hoàng, đường Trần Hưng Đạo. Buổi chiếu hai cuốn phim đã thu hút hơn một vạn người đến xem, đứng kín cả công viên và tràn ra đường phố.

Buổi chiếu cuốn phim cách mạng đầu tiên tại Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top