ClockThứ Ba, 02/06/2015 15:05

Người già hiến đất, xây dựng quê hương

TTH - Về xã Thủy Tân (Hương Thủy), câu chuyện người dân hiến đất xây dựng đường giao thông nông thôn không còn xa lạ. Ở đó, có cả sự đóng góp của những người đến tuổi "gần đất xa trời".

Bà Não (phải) và bà Bụi kể về chuyện hiến đất

 

“Trong chương trình bên tông hóa giao thông nông thôn ở xã Thủy Tân, có rất nhiều hộ tự nguyện hiến đất. Kinh phí và nguồn nhân lực để xây dựng các tuyến đường cũng nhờ vào nguồn lực của người dân, địa phương chỉ hỗ trợ một phần”. Ông Nguyễn Tấn Hợp, Phó Chủ tịch UBND xã Thủy Tân.

Hơn hai năm nay, ngày nào bà Phan Thị Não (sinh năm 1925) trú tại thôn Tô Đà 2 cũng đều đặn ra thăm con đường. Với những người mới đến, con đường liên thôn ngang qua căn nhà bà chỉ là một con đường bình thường, nhưng với bà, đó là một sự đổi thay rất lớn của quê hương mà chính bà có một phần đóng góp.

Ở tuổi 90, bà minh mẫn kể hồi ức tham gia những đoàn văn công phục vụ cách mạng để dẫn chúng tôi đến câu chuyện: “Trẻ góp sức phục vụ cách mạng, già góp đất dựng xây quê hương”. Chỉ ra phía con đường, bà Não không giấu niềm vui: “Trước đây, con đường rất hẹp, mưa một trận là lầy lội. Thấy người dân đi lại khó khăn, cấp trên vận động hiến đất, tui ủng hộ ngay. Tui bảo, bao nhiêu mét đất cứ thoải mái, miễn sao mở đường con đường ngay thẳng, khô ráo cho bà con đi”.
Công trình xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn ở xã Thủy Tân dựa vào nguồn lực của người dân là chính. Với hộ bà Não, ngoài hiến 50m2 đất, bà cũng vui vẻ bỏ ra một triệu đồng từ số tiền chắt chiu dành dụm của con cháu cho. Sống một mình, những lúc ốm đau, bà mới gọi cô con dâu bên cạnh sang giúp đỡ. Ngày thường, bà vẫn tự bếp núc cơm nước để vui tay vui chân. Ở tuổi thượng thọ, với nguồn hỗ trợ 180.000 đồng dành cho người cao tuổi và số tiền con cháu thỉnh thoảng gửi về cho, bà chi tiêu tiện tặn để khi có việc làng, việc họ góp “một vai” hòa đồng với mọi người. Khi nghe chúng tôi khen, bà khoác tay cười bảo: “Chao ôi, ăn nhiều chứ ở bao nhiêu. Ở đây nhiều người hiến đất, góp tiền xây đường chứ riêng chi tui.Thấy hàng xóm cầm cuốc xẻng ra làm, tui già yếu không làm được thì nấu ấm nước ra mời họ. Con cháu nghe tui làm vậy, cũng đồng tình nên càng vui hơn”.
Cũng như bà Não, người hàng xóm Trần Thị Bụi (81 tuổi) đóng góp một triệu đồng và hiến 62m2 đất để xây đường. Tuổi già - nhưng công việc quét đường trở thành một sở thích kỳ lạ. Bà bảo, đường cũng như nhà mình, nên khi hiến đất, bản thân bà không thấy tiếc mà còn vui. “Ngày xưa, mùa mưa đường lầy lội, mùa nắng bụi bặm lắm. Bây giờ có con đường đẹp, phải quét cho sạch, đi sạch ai cũng ưng. Tui không giàu, nhưng chủ trương nhà nước đưa ra thì tui sẵn sàng làm theo. Có con đường rồi, tui mừng lắm, khi nhắm mắt cũng an lòng”, bà Bụi tâm sự.
Không chỉ bà Não, bà Bụi, ở xã Thủy Tân còn có đến gần 30 hộ hiến đất để xây dựng đường giao thông nông thôn, nhiều người trong đó đã lớn tuổi, nhưng khi được vận động hiến đất, họ gật đầu đồng ý ngay mà không do dự. Ông Nguyễn Quang Vượng, Trưởng thôn Tô Đà 2, cho biết: “Thôn có 317 hộ. Khi có chủ trương của nhà nước, hầu hết người dân đều rất đồng tình. Trong chương trình xây dựng đường giao thông nông thôn, thôn Tô Đà 2 có 10 hộ hiến đất với 212m2, trong đó hai hộ bà Não và bà Bụi là tiêu biểu nhất. Mặc dù là hộ nghèo (bà Bụi) và hộ cận nghèo (bà Não), nhưng hai bà luôn hướng về quê hương đất nước, mong muốn đóng góp cho thôn xóm. Rất đáng trân trọng!”.
Bà Lê Thị Thanh Nga, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thủy Tân nhận định, chương trình xây dựng nông thôn mới của xã Thủy Tân hiện tại đã được 18/19 tiêu chí. Góp sức trong công cuộc nông thôn mới, không chỉ là Đảng bộ và chính quyền địa phương mà nhờ vào sự đồng lòng của toàn thể bà con Nhân dân. Nhiều người như bà Não, bà Bụi tuy tuổi già nhưng vẫn luôn ủng hộ các chương trình của địa phương, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Bài, ảnh: Lê Hữu Phúc
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo

Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo
Hoa nở trên chiến trường xưa

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) năm 1954, Điện Biên bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Từ chỗ là chiến trường đổ nát, hoang tàn, bằng nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh dựng xây, phát triển, ĐBP hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ, từng bước phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội (KT-XH) của khu vực Tây Bắc.

Hoa nở trên chiến trường xưa
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Ngày 7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, tướng De Castries (Đờ Cát) cùng toàn bộ Bộ tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống. Ngay trong đêm đó, quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch chạy về Thượng Lào. Đến 24 giờ, toàn bộ quân địch đã đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng!

Ngày 7 5 1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

TIN MỚI

Return to top