ClockThứ Sáu, 09/09/2016 14:22

Người Việt dùng muối cao gần gấp đôi mức khuyến cáo

Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm đang gia tăng ở nước ta

Hôm qua (8/9), tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo công bố kết quả điều tra quốc gia các nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam. Tại đây nhóm nghiên cứu đưa ra 15 chỉ số nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm, trong đó lần đầu tiên có số liệu quốc gia về tiêu thụ muối quần thể, cho thấy, người Việt Nam dùng muối cao gần gấp đôi mức khuyến cáo.

Kết quả điều tra được tiến hành năm 2015 cho thấy, 77,3% số nam giới và 11% nữ giới nước ta đang sử dụng rượu, bia và có xu hướng tăng theo thời gian. Trong đó, 44,2% số nam giới và 1,2% nữ giới uống rượu bia ở mức nguy hại. Đáng chú ý là gần một nửa trong số người đang sử dụng rượu bia đã điều khiển phương tiện cơ giới sau khi uống.

Kết quả điều tra cũng cho thấy 57,2% dân số trưởng thành ở nước ta ăn thiếu rau, trái cây so với mức khuyến cáo 400g/1 ngày của Tổ chức Y tế thế giới. Đặc biệt, trung bình một người Việt Nam tiêu thụ 9,4 gam muối một ngày, cao gần gấp đôi so với mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Đây là lần đầu tiên tiên Việt Nam có số liệu quốc gia về tiêu thụ muối quần thể.

So với khuyến cáo về hoạt động thể lực của Tổ chức Y tế thế giới là cường độ trung bình ít nhất 150 phút/1 tuần thì gần 1/3 dân số Việt Nam không đạt được mức này.

Những chỉ số vừa nêu chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm đang gia tăng ở nước ta, trong đó, 15,6% dân số bị thừa cân béo phì, 18,9% bị tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp, 4,1% dân số bị tăng  đường huyết và 30,2% số người trưởng thành có tăng cholesterol trong máu.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng "kép" về bệnh tật. Trong khi tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đang giảm, tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng: “Các bệnh không lây nhiễm tăng nhanh là do liên quan đến: hút thuốc lá, thiếu vận động thể lực, lạm dụng rượu-bia và chế độ ăn không hợp lý. Sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm gây ra sự gia tăng nhanh chóng chi phí khám chữa bệnh và quá tải bệnh viện.

Chi phí điều trị cho bệnh không lây nhiễm trung bình cao gấp 40-50 lần so với điều trị các bệnh lây nhiễm do đòi hỏi kỹ thuật cao, thuốc đặc trị đắt tiền, thời gian điều trị lâu, dễ bị biến chứng. Theo ước tính của WHO, tổn thất lũy tích về kinh tế đối với các nước có thu nhập thấp và trung bình do các bệnh không lây nhiễm là trên 7000 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2011-2025 (bình quân mỗi năm gần 500 tỷ USD”.

Trước tình hình gia tăng các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, ngày 20/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, các bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế dự phòng cho rằng, cần tăng cường chính sách pháp luật về phòng chống tác hại của rượu bia; can thiệp hiệu quả để giảm tiêu thụ muối và xây dựng Chương trình kiểm soát thừa cân, béo phì lồng ghép trong kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cho đi và không nhận lại

Đa số người Việt Nam đều mang nhóm máu Rh+. Chỉ có 0,04-0,07 dân số có nhóm máu Rh-, nên đây được gọi là nhóm máu hiếm (NMH). Người mang NMH sinh hoạt, học tập bình thường, song gặp rủi ro cao hơn khi cần truyền máu.

Cho đi và không nhận lại
Xuân Quý Mão 2023: Giữa Moskva nghe tiếng gọi quê hương

Tối 19/1 (giờ địa phương), Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga đã tổ chức chương trình "Xuân Quê hương" mừng Năm mới Quý Mão 2023, với sự tham gia của toàn thể các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga và các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán và gia đình, cùng các đại diện của cộng đồng người Việt Nam tại LB Nga.

Xuân Quý Mão 2023 Giữa Moskva nghe tiếng gọi quê hương
Return to top