ClockThứ Bảy, 07/12/2019 06:15

Nguy cơ lãng phí âu thuyền Lộc Trì

TTH - Được xây dựng với mục đích làm nơi trú tránh bão và neo đậu trong giai đoạn tàu thuyền không ra khơi, tuy nhiên, khu neo đậu (âu thuyền) Lộc Trì (huyện Phú Lộc) chỉ có vài thuyền vào neo đậu, trong khi đó, công suất tối đa của âu thuyền này có thể đáp ứng được 420 tàu thuyền cùng một lúc.

Cam kết sẽ hoàn thành trước mùa mưa lũChưa đủ âu thuyền tránh bão cho tàu xa bờVinh Thanh cần âu thuyềnÂu thuyền chưa “ấm”

Khu neo đậu được đầu tư với khả năng làm nơi tránh trú của 420 tàu thuyền

Luồng lạch bị bồi lấp

Thông tin từ UBND huyện Phú Lộc, khu neo đậu tránh trú bão kết hợp bến cá Lộc Trì có tổng vốn đầu tư 58,7 tỷ đồng, được xây dựng từ tháng 8/2013. Dự án này gồm các hạng mục, như khu neo đậu, các tuyến đê chắn sóng, 2 cầu tàu, tuyến kè bảo vệ bờ kết hợp chắn cát nạo vét và neo bờ, hệ thống điện chiếu sáng… Dự án nhằm phục vụ việc neo đậu, tránh trú bão cho khoảng 420 tàu cá của xã Lộc Trì, các địa phương trong tỉnh và cả các tàu cá ngoại tỉnh.

Tuy nhiên, từ khi đưa vào sử dụng cho đến nay, âu thuyền Lộc Trì thường xuyên “đói” tàu thuyền vào tránh trú và neo đậu. Ngay cả khi có các cơn bão trên biển, tàu thuyền trong khu vực, đặc biệt ở xã Lộc Trì cũng không vào tránh trú. Nguy cơ lãng phí âu thuyền có quy mô nhất, nhì cả tỉnh đang hiện hữu.

Ông Trần Hoàng, một ngư dân ở xã Lộc Trì cho biết, sau mỗi đợt đánh bắt (20 ngày) tàu sẽ cập cảng Thuận An hoặc Đà Nẵng. Khi đã bán thủy hải sản xong, ngư dân neo đậu luôn ở Đà Nẵng khoảng 10 ngày để đợi đợt ra khơi mới mà không di chuyển ra neo đậu ở âu thuyền Lộc Trì.

“Neo đậu ở Đà Nẵng phải tốn phí và phải cử người ở lại để trông coi tàu thuyền. Dù rất muốn ra âu thuyền Lộc Trì để neo đậu cho gần nhà, an tâm hơn với việc trông giữ tài sản trên tàu, nhưng không thể chỉ vì luồng lạch bị bồi lấp, tàu thuyền không thể di chuyển ra vào”, ông Trần Hoàng cho biết.

Ông Cái Trọng Như, Chủ tịch UBND xã Lộc Trì thông tin, qua nắm tình hình, chủ yếu các tàu thuyền đánh bắt xa bờ trong xã đang neo đậu ở Đà Nẵng. Một số tàu thuyền muốn vào âu thuyền phải di chuyển vào cửa biển Thuận An, sau đó men theo các luồng lạch trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai mới về được âu thuyền Lộc Trì. Nếu luồng lạch từ cửa biển Tư Hiền vào âu thuyền được khơi thông, không chỉ giúp ngư dân không chỉ Lộc Trì mà cả huyện Phú Lộc có nơi tránh trú bão an toàn.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vừa qua, sở có khảo sát luồng lạch ở cửa biển Tư Hiền và trên đầm Cầu Hai cho thấy, luồng lạch từ cửa biển vào âu thuyền Lộc Trì có nhiều điểm bị bồi lấp. Trong đó, đoạn cách cầu Tư Hiền khoảng 600m về phía trong đầm Cầu Hai bị bồi lấp lớn nhất (không tính cửa biển Tư Hiền), hầu như tàu thuyền cỡ lớn không thể qua, ngay cả khi thủy triều lên.

Một ngư dân khác thông tin thêm, ngoài luồng lạch ra vào khó khăn, một nguyên nhân khác khiến tàu thuyền ít chọn âu thuyền ở Lộc Trì là việc cập cảng và thu mua thủy hải sản thường chậm. Ở Huế thường phải chờ đợi, có khi đợi nửa ngày tàu thuyền mới bốc dỡ được, làm giảm giá trị thủy hải sản.

Cần nguồn vốn để khơi thông luồng lạch

Theo ngư dân, việc thi công âu thuyền Lộc Trì cách cửa biển Tư Hiền hơn 10km; mặt nước trên đầm phá thấp so với khả năng di chuyển của tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Do đó, việc thi công âu thuyền tại vị trí như hiện nay chưa thể hiện được sự tối ưu, chưa tính toán được việc luồng lạch sẽ bị bồi lấp liên tục. Nhược điểm là thế, nhưng với tránh trú khi có bão lũ, việc neo đậu ở âu thuyền Lộc Trì, nằm sâu trong đầm phá an toàn hơn rất nhiều so với các khu vực gần biển.

Lãnh đạo UBND xã Lộc Trì mong muốn, việc luồng lạch bị bồi lấp không chỉ ảnh hưởng đến quá trình neo đậu, tránh trú bão mà còn ảnh hưởng đến việc mạnh dạn đầu tư đóng thuyền mới đánh bắt xa bờ của người dân. Do đó, việc sớm khơi thông luồng lạch, giúp tàu thuyền ra vào khu neo đậu thuận lợi rất cấp thiết hiện nay.

Theo ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Lộc, qua nghiên cứu, để khơi thông được luồng lạch từ cửa biển Tư Hiền vào đến âu thuyền cho loại tàu thuyền từ 800 - 1.000 CV có thể di chuyển, phải cần đến số kinh phí khoảng vài trăm tỷ đồng, với nguồn lực của huyện không thể đối ứng được.

Ông Hồ Trọng Cầu, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc cho biết, hiện phía cửa biển Tư Hiền, tỉnh đã bố trí được nguồn vốn để khơi thông, chỉ còn đoạn từ cửa biển vào âu thuyền Lộc Trì. Huyện đã nhiều lần kiến nghị, đến nay vẫn chưa có các phương án xử lý. Việc khơi thông luồng lạch phải chờ đợi nguồn vốn từ Trung ương và tỉnh.

Từ thực tế cho thấy, để âu thuyền Lộc Trì phát huy hiệu quả, không chỉ khơi thông luồng lạch mà đi đôi với đó là dịch vụ hậu cần nghề cá ở Phú Lộc nói riêng và cả tỉnh nói chung phải phát triển, thu hút được tàu thuyền vào Huế để bán thủy hải sản chứ không di chuyển đến cảng cá của các tỉnh bạn.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm (DCGC), ngày 23/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tổ chức hướng dẫn cách nhận biết và các biện pháp phòng trừ DCGC. Mục tiêu là hạn chế thấp nhất vi rút DCGC lây nhiễm và gây tử vong cho người, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm
Sốt xuất huyết ở Trung và Nam Mỹ có nguy cơ thành đợt bùng phát nghiêm trọng nhất

Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) đang cảnh báo nguy cơ về một đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng nhất từ trước đến nay ở Trung và Nam Mỹ khi số ca nhiễm sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay ở khu vực này đã vượt quá 3,5 triệu người, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có hơn 1.000 ca tử vong.

Sốt xuất huyết ở Trung và Nam Mỹ có nguy cơ thành đợt bùng phát nghiêm trọng nhất
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
  • Chuyên Mua Bán Ca Nô Du Thuyền
Return to top