Thế giới

Những điều cần biết về biến thể phụ BA.2 của Omicron

ClockThứ Năm, 10/02/2022 07:18
TTH.VN - Trong bối cảnh biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao tiếp tục lan rộng khắp thế giới, một biến thể phụ mới đã được phát hiện ở hàng chục quốc gia.

Biến thể phụ của Omicron xuất hiện ở 40 quốc giaAnh, Singapore điều chỉnh phương án cách ly vì OmicronCOVID-19: Nhật Bản cấm nhập cảnh từ tất cả các quốc gia để ngăn chặn biến thể mớiCanada tìm cách tiếp cận "bền vững" hơn để đối phó với COVID-19Bỉ phát hiện ca đầu tiên mắc dòng BA.3 của biến thể Omicron

Biến thể phụ của Omicron BA.2 đang gây ra nhiều lo ngại cho giới chuyên gia và các nước trên thế giới về khả năng dễ lây nhiễm. Ảnh minh họa: Getty Images/TTXVN/Vietnam+

 

Cụ thể, biến thể Omicron được báo cáo ghi nhận lần đầu tiên vào tháng 11/2021 và từ đó đã thay thế Delta để trở thành biến thể phổ biến nhất ở hầu hết các quốc gia. Dạng ưu thế của Omicron, hay còn gọi là BA.1 tiếp tục chiếm phần lớn số ca nhiễm COVID-19 mới được xác nhận trên toàn cầu. Tuy nhiên, một chủng biến thể phụ khác, được gọi là BA.2 đã bắt đầu cạnh tranh với BA.2 tại một số nơi.

Một số nghiên cứu ban đầu đã chỉ ra rằng, BA.2 dường như dễ lây truyền hơn so với chủng biến thể phụ BA.1, buộc các nhà khoa học phải tăng cường điều tra.

Theo đó, BA.2 đã và đang xuất hiện dày đặc hơn ở các quốc gia như Đan Mạch, Ấn Độ và Nepal, nơi biến thể này trở thành “chủng thống trị”, dữ liệu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho hay.

Dưới đây là những thông tin đã tổng hợp về BA.2

Biến thể phụ BA.2 là gì?

Biến thể phụ BA.2 là một trong những dòng biến thể phụ của biến thể Omicron, trong đó bao gồm cả BA.1 và BA.3.

Tính đến thời điểm hiện tại, biến thể phụ BA.1 gây nên số ca nhiễm COVID-19 cao nhất trên toàn cầu. Đến ngày 31/1 vừa qua, BA.1 chiếm 96,4% trình tự được đề trình cho Sáng kiến Toàn cầu về Chia sẻ Toàn bộ Dữ liệu Bệnh cúm.

Theo Giám đốc Viện Di truyền thuộc Đại học London (UCL) Francois Balloux, BA.1 và BA.2 là khoảng 20 đột biến khác nhau – một sự thay đổi trong trình tự DNA dẫn đến sự biến đổi di truyền.

Thêm vào đó, BA.2 được mệnh danh là “biến thể tàng hình”, khiến việc theo dõi sự biến chuyển của biến thể trở nên khó khăn hơn.

BA.2 được phát hiện ở đâu?

Chủng BA.2 lần đầu tiên được xác nhận ở Nam Phi vào tháng 11. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến cuối tháng 1 vừa qua, BA.2 đã được ghi nhận ở ít nhất 57 quốc gia trên toàn thế giới.

Ở Đan Mạch, biến thể phụ này đã tăng trưởng theo cấp số nhân, thay thế cho chủng BA.1 khi chiếm khoảng 82% các trường hợp nhiễm Omicron.

Biến thể này cũng được phát hiện ở Mỹ, Philippines, Canada và Na Uy

BA.2 có dễ lây nhiễm hơn không?

Theo các chuyên gia ở Vương quốc Anh (UK) và Đan Mạch, biến thể BA.2 dường như dễ lây lan hơn các dòng biến thể khác.

Trong một tài liệu kỹ thuật được xuất bản bởi Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA), dữ liệu thu thập từ việc theo dõi tiếp xúc cho thấy trong số những người nhiễm BA.2, khả năng lây nhiễm là 13,4%, cao hơn so với 10,3% đối với những người nhiễm Omicron khác.

Một nghiên cứu gần đây ở Đan Mạch cũng cho thấy BA.2 dễ lây nhiễm hơn BA.1.

Phân tích dữ liệu của hơn 8.500 hộ gia đình Đan Mạch từ tháng 12/2021 đến tháng 1/2022, tác giả chính của nghiên cứu Frederik Plesner Lyngse chỉ ra rằng: “Nếu hộ gia đình nào bị nhiễm Omicron BA.2, 42% số người tiếp xúc trong gia đình đó sẽ cho kết quả dương tính trong vong 14 ngày. Nếu là BA.1, tỷ lệ dương tính đối với các thành viên trong gia đình sẽ ở mức 35%”.

BA.2 có gây bệnh nặng hơn?

Dựa trên dữ liệu từ Đan Mạch, giới chuyên gia cho biết không có sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng của bệnh do 2 biến thể phụ gây ra.

Hồi cuối tháng 1, Meera Chand của UKHSA cho biết rằng “không đủ bằng chứng” để xác định liệu BA.2 có gây ra tình trạng bệnh nặng hơn BA.1 hay không?

Trong một ý kiến có liên quan, Angela Rasmussen, một nhà virus học tại Đại học Saskatchewan (Canada) nhận xét rằng hiện vẫn chưa rõ liệu BA.2 có phải là nguyên nhân gây nên cảnh báo.

Trong khi đó, Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Maria Van Kerkhove cho rằng mọi người cần lưu ý đại dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục tiếp diễn và diễn biến phức tạp. Đó là lý do chúng ta phải thực hiện các biện pháp để giảm mức độ phơi nhiễm với loại virus này, kể cả Omicron – chủng biến thể hiện đang thống trị toàn bộ thế giới.

Trong một thông tin có liên quan, Tổ chức WHO cho rằng biến thể phụ BA.2 của Omicron sẽ lây lan rộng hơn trên khắp thế giới, mặc dù vẫn chưa rõ liệu biến thể phụ COVID này có thể gây tái nhiễm đối với những người đã từng mắc các chủng virus trước đó hay không.

Tuyên bố được đưa ra khi bà Maria Van Kerkhove cho biết biến thể phụ BA.2 đang chiếm ưu thế và có thể sẽ trở nên phổ biến hơn.

Cũng theo chuyên gia, hiện nay, các mũi vaccine vẫn có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa tình trạng bệnh nặng hoặc tử vong. Do đó, cô kêu gọi mọi người tiêm phòng và đeo khẩu trang trong không gian trong nhà.

Đan Lê (Lược dịch từ The ASEAN Post & CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi

Được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về bệnh viêm gan thế giới (WHS) đang diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, báo cáo về bệnh viêm gan toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca tử vong do viêm gan siêu vi đang gia tăng.

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi
Return to top