ClockChủ Nhật, 13/09/2020 08:09

Nông nghiệp nhìn qua tín dụng

TTH - Nhìn vào một số chỉ số, nền nông nghiệp của tỉnh hút một lượng vốn tín dụng khá lớn nhưng tạo ra một giá trị chưa tương xứng. Hay nói cách khác, hiệu quả của nền nông nghiệp và hoạt động ở khu vực nông thôn chưa cao, nếu nhìn qua các chỉ số này. Hai chỉ số sau cho thấy điều đó.

Chỉ số đầu tiên đó là dư nợ tín dụng. Theo số liệu thống kê, 6 tháng đầu năm 2020, dư nợ tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn là 10.200 tỷ đồng, chiếm tương đương 20% tổng dư nợ tín dụng (51.500 tỷ đồng). Đây không phải là một con số nhỏ nếu so sánh với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khối này chiếm gần như tuyệt đối với khối doanh nghiệp, khoảng 97 -98%, nhưng chỉ đạt dư nợ tín dụng 11.300 tỷ đồng.

Tất nhiên, trong điều kiện dịch bệnh như trong 6 tháng đầu năm 2020, nhiều lĩnh vực, đặc biệt là dịch vụ, thương mại bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên cần có những phân tích thêm. Song điều đó không có nghĩa là lĩnh vực nông nghiệp không bị ảnh hưởng. Lĩnh vực nông nghiệp 6 tháng chỉ đạt 0,84%, trong khi năm 2019 đạt mức tăng trưởng 2,19% và kế hoạch 6 tháng đầu năm nay là 2,28%. Nêu điều này để thấy rằng, mức tín dụng giải ngân cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là không hề nhỏ.

Vậy nhưng, lĩnh vực nông lâm ngư đã tạo ra một giá trị như thế nào? Chỉ chiếm nhỉnh hơn 12% trong gói tỷ trọng của nền kinh tế cho thấy, nền nông nghiệp hoạt động chưa thật sự hiệu quả và bền vững.

Nông nghiệp là ngành gặp nhiều rủi ro, tính trên tổng thể. Ảnh minh họa: NQ

Nền nông nghiệp Thừa Thiên Huế mấy năm qua chỉ loanh quanh với tỷ trọng 11 -12% mà không có những cải thiện đáng kể nào. Điều này cho thấy, một nền nông nghiệp hoạt động chưa hiệu quả và phát triển thiếu bền vững, rất dễ bị tác động từ nhiều yếu tố, kể cả khách quan và chủ quan như thiên tai, dịch bệnh. Năm 2019, do ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi, ngay lập tức nền nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tăng trưởng ở mức - 4,15%.

Nông nghiệp là ngành gặp nhiều rủi ro, tính trên tổng thể. Nhưng một nền nông nghiệp gặp quá nhiều rủi ro thì cần xét lại. Nuôi tôm, lâu lâu nghe dịch bệnh. Nuôi gà, vịt thì có lúc không bán được, giá hạ. Vừa rồi rất nhiều mặt hàng nông nghiệp kêu gọi giải cứu. Ngay trong một văn bản chính thống cho biết, đã kêu gọi kết nối tiêu thụ được cái này, cái kia, qua kết nối đã tiêu thụ gần 70 nghìn con gia cầm, chiếm 1,8% tổng đàn gia cầm hiện có; 1,24 tấn cá diêu hồng, trong đó có chuyện kêu gọi tiêu thụ được 100kg rau má. Sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, chỉ có hơn 52.000 m2 nhà lưới; 173,4 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; 386,9 ha sản xuất theo hướng hữu cơ. Trong mấy trăm nghìn ha lúa thì các giống lúa chất lượng cao chỉ có 10.972 ha.

Nếu chúng ta theo đuổi một nền nông nghiệp như vậy thì khó mà làm cho người nông dân khá lên được. Một nền nông nghiệp chưa tạo ra chuỗi giá trị. Đây là một câu chuyện dài, không phải chỉ riêng Thừa Thiên Huế. Riêng về mảng tín dụng cũng cho thấy, trên địa bàn chưa phát sinh dư nợ cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Để thay đổi một nền nông nghiệp từ điểm xuất phát chưa cao không phải dễ, song, “mệnh lệnh” bây giờ là: nếu không tìm cách thay đổi một cách mạnh mẽ thì khó tạo ra sự chuyển biến.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ

Phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế; vì thế việc trao cơ hội tiếp cận tín dụng cho phụ nữ cũng đồng nghĩa trao thêm cơ hội để phụ nữ tự khẳng định mình.

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top