ClockThứ Năm, 22/07/2010 05:26

Ôi, “gai”

TTH - Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Guide, trong tiếng Anh có nghĩa là người hướng dẫn. Và lâu nay, để chỉ những người làm nghề hướng dẫn viên du lịch, người ta vẫn thường quen giản lượt trong một từ: Guide. Phiên âm nôm na là “gai”.

Xung quanh “gai”, chuyện tưởng đơn giản, nhưng hóa ra cũng lắm thứ để bàn. Các đồng nghiệp tôi vẫn kháo nhau câu chuyện-chắc là …bịa để cười cho vui. Đó là có đoàn khách ngoại tỉnh đến thăm, trong chương trình, tất nhiên, không thể thiếu món tham quan danh lam thắng cảnh Huế. Cơ quan bèn cử một đồng chí nhân viên nội bộ dẫn đoàn đi chơi  kiêm hướng dẫn viên luôn cho… tiện. Vào thăm Đại Nội, khách nhìn mấy cột cờ trước sân điện Cần Chánh, hỏi cột gì. Đồng chí “hướng dẫn viên” đần luôn: Ờ… thì là mấy cái… giá treo cổ hồi xưa. Chỉ mấy cái vạc đồng. Ờ… mấy cái… chảo dầu ấy mà. Chuyện bịa, nhưng nó cũng nói rằng, người làm hướng dẫn mà thiếu hiểu biết thì nguy hiểm lắm lắm.

Vậy mà, chuyện dở khóc dở cười ở “gai”, đáng tiếc là… không thiếu. Hình như, đang tồn tại một tâm lý (?) chỉ cần biết đường, biết “tọa độ” các điểm đến, và biết nói “tiếng Tây” lưu loát là có thể làm “gai” (?!!) Cho nên, người ta thấy có không ít “gai” vốn xuất thân là lao động bình thường, hoặc học sinh thi đại học nhiều năm không đậu. Bí đường, họ “đầu quân” vào các trung tâm ngoại ngữ, cố học lấy một thứ tiếng rồi ra…làm “gai”. Từ “gai” tự do, có khi lại gặp cơ hội “rơi” vào ở một DN du lịch, thế là nghiễm nhiên có bến đỗ, có khách.


Du khách luôn mong muốn được tìm hiểu về lịch sử, vẻ đẹp của đất nước Việt Nam

Về khách quan, họ đều là những người đáng được hoan nghênh bởi sự chịu khó, sự năng động trong việc tự tìm cho mình một kế mưu sinh. Thế nhưng, điều đáng nói là từ chỗ tạo lập được cho mình một nghề, nếu thiếu trau dồi, thì chỗ đứng của họ trong nghề sẽ chỉ phục vụ cho cái “cần câu cơm” của cá nhân, mà cái cần câu cơm đó, vô hình chung lại làm tổn hại đến lợi ích chung, lợi ích lâu dài của địa phương, của đất nước.

Ông L.T.S, một cán bộ từng hoạt động trong ngành văn hóa, nay là hưu trí. Vì có vốn ngoại ngữ, lại cũng thích đi đây đi đó, thích chuyện trò với du khách để họ hiểu về quê hương, đất nước Việt Nam tươi đẹp, ông đã làm “gai”. Cùng trong nghề, ông giật mình với không ít đồng nghiệp. Về làng cổ Phước Tích, gặp một đoàn khách nước ngoài. Trong phút dừng chân, ông bắt chuyện với những vị khách của đoàn bên kia. Kết thúc câu chuyện, họ cảm ơn thích thú: Ồ, may mà gặp được ông, chứ người hướng dẫn của đoàn chúng tôi chỉ cho chúng tôi mỗi một thông tin “ngắn gọn”: Làng này xưa kia làm gốm. Hết (!). Đi với khách, ra sông Bến Hải, “Tây” có người hỏi: Tại sao lại có (ranh giới) sông Bến Hải? “Gai” ta có người… cười như chuyện bịa trên kia: Ờ… thì ngày trước hai phe họ đánh nhau, lấy sông này chia đôi (!??)…

Những câu chuyện tương tự, chắc rằng sẽ không chỉ dừng có vậy. Ôi, “gai”! Đó không chỉ là một sinh kế giản đơn. Thiếu quan tâm, thiếu để mắt, lợi-hại thế nào, có lẽ hơn ai hết, các nhà quản lý thấu hiểu…

Hiền An

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
Thăm, tặng quà cho các trường hợp khó khăn bị tai nạn lao động

Trong khuôn khổ hưởng ứng Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024, ngày 24/4, đại diện lãnh đạo tỉnh, Hội đồng ATVSLĐ tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh cùng đại diện các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đi thăm, tặng quà cho các trường hợp bị tai nạn lao động, thân nhân người tử nạn do tai nạn lao động và khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Công đoàn" cho đoàn viên trên địa bàn tỉnh.

Thăm, tặng quà cho các trường hợp khó khăn bị tai nạn lao động
Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập

Những năm qua, các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội nói chung và đối với người khuyết tật (NKT) nói riêng trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt, tạo điều kiện cho NKT vượt qua khó khăn, trở ngại để vươn lên sống độc lập, hoà nhập với cộng đồng.

Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập
Return to top