Thế giới Thế giới
Ông Putin tình nguyện thử nghiệm vaccine Covid-19 mới
Theo hãng tin RT, trong cuộc họp với Denis Logunov, Phó giám đốc Trung tâm Dịch tễ học và Vi sinh vật Gamaleya - đơn vị sản xuất vaccine Covid-19 Sputnik V hôm 21/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông đã tiêm chủng tăng cường bằng vaccine Sputnik Light. Chủ nhân Điện Kremlin cho hay, ông không có bất cứ phản ứng phụ nào sau khi tiêm mũi ba này.
- » Nga xem xét cấp giấy chứng nhận tiêm chủng ngừa Covid-19 phục vụ đi lại quốc tế
- » Tổng thống Mỹ-Nga hợp tác giải quyết mối lo ngại về an ninh mạng
- » Tổng thống Putin: Các thảm họa thiên nhiên “hoàn toàn chưa từng có” ở Nga
- » Tổng thống Nga phê duyệt Kế hoạch chống tham nhũng quốc gia
- » Tổng thống Nga, Belarus ký sắc lệnh hợp nhất Nhà nước Liên minh
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiêm vaccine Covid-19 nội địa mũi ba sau khi tiêm hai liều tiêu chuẩn (Ảnh minh họa: TASS)
Tổng thống Putin cũng tuyên bố sẵn sàng tham gia thử nghiệm vaccine Covid-19 khác của Nga đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Nga đang thử nghiệm vaccine Covid-19 Sputnik V dạng xịt mũi trên các tình nguyện viên trưởng thành trong một nỗ lực nhằm kiềm chế đà lây lan hiện nay của Covid-19.
Theo hồ sơ đăng ký công bố hôm 12/10, vaccine Covid-19 Sputnik V dạng xịt mũi sẽ được thử nghiệm hai liều trên tình nguyện viên trưởng thành tại một bệnh viện ở thành phố St.Petersburg. Loại vaccine này được kỳ vọng sẽ tăng mức độ bảo vệ phổi - cơ quan dễ bị tổn thương nhất nếu cơ thể nhiễm virus SARS-CoV-2.
Sputnik V là vắc xin đầu tiên trên thế giới được Nga phê chuẩn từ tháng 8 năm ngoái. Hiện vaccine này đã được sử dụng ở hơn 70 quốc gia trên thế giới. Hơn 50 triệu người Nga và khoảng 120 triệu người trên thế giới đã tiêm Sputnik V.
Ngoài Sputnik V, Nga cũng đã phê chuẩn một số vaccine nội địa khác. Ông Putin đã tiêm đủ hai mũi vaccine Covid-19 nội địa tiêu chuẩn vào mùa xuân năm nay.
Hồi tháng 9, ông từng phải tự cách ly hai tuần sau khi tiếp xúc gần với trợ lý mắc Covid-19. Ông nói, mặc dù hàng chục trợ lý thân cận nhiễm bệnh, nhưng ông vẫn an toàn nhờ có kháng thể cao sau tiêm chủng.
Theo Dân trí
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030 (02/02)
- EU cam kết tập trung làm sâu sắc hơn mối quan hệ với ASEAN (02/02)
- Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nam Phi ấn tượng với thành tựu của Việt Nam (02/02)
- Phong trào 'dòng máu tinh khiết' - Hệ lụy của thông tin sai lệch về vaccine ngừa COVID-19 (02/02)
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày (02/02)
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương (01/02)
- Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine (01/02)
- Nhiều kế hoạch mới cho khu vực ASEAN trong năm 2023 (01/02)
-
Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- EU cam kết tập trung làm sâu sắc hơn mối quan hệ với ASEAN
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương
- Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine
- Nhiều kế hoạch mới cho khu vực ASEAN trong năm 2023
- Anh, EU đạt thỏa thuận hải quan hậu Brexit cho Bắc Ireland
- IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo
- Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
-
Tổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơn
- Một lượng lớn vi nhựa xuất hiện trên bờ biển Đại Tây Dương
- Nhật-Hàn-Australia-New Zealand-EU thúc đẩy hợp tác trong khu vực
- Lào tiếp tục trong danh sách các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất
- Hàn Quốc, Campuchia thúc đẩy thương mại, đầu tư thông qua FTA
- Lãnh đạo nước Anh kiên định với kế hoạch tăng thuế, cam kết cải cách hậu Brexit
- Mỹ: Cựu Tổng thống D.Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử
- Lạm phát Mỹ hạ nhiệt ảnh hưởng đến lãi suất như thế nào?
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN