Thế giới

Vaccine phòng tả lợn châu Phi đầu tiên trên thế giới sắp được phê duyệt tại Việt Nam

ClockThứ Năm, 08/06/2023 17:13
TTH.VN - Các quan chức thú y toàn cầu và Mỹ thông tin, vaccine chống dịch tả lợn châu Phi (ASF) đang được thử nghiệm ở Việt Nam sắp được phê duyệt. Đây sẽ là một bước đột phá lớn để giải quyết căn bệnh thường xuyên tàn phá các trang trại chăn nuôi lợn trên toàn thế giới.

Việt Nam và UAE hướng tới kim ngạch thương mại song phương 10 tỷ USDVườn rau củ sạch cho người nghèo ở BrazilCác công ty khởi nghiệp Đông Nam Á dần có chỗ đứng trên toàn cầuBộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc sẽ hội đàm với lãnh đạo Mỹ, Anh, Ấn, EUASEAN hành động chưa đủ khi vấn nạn buôn bán động vật hoang dã vẫn là điểm nóng

leftcenterrightdel
 Vaccine ngừa dịch tả lợn châu Phi do Việt Nam sản xuất và thử nghiệm. Ảnh minh hoạ: Báo Lao động

Được biết, dịch tả lợn châu Phi (ASF) trong nhiều năm đã làm gián đoạn thị trường thịt lợn toàn cầu trị giá 250 triệu USD. Trong đợt bùng phát nghiêm trọng nhất vào giai đoạn 2018 – 2019, khoảng một nửa đàn lợn của Trung Quốc, nhà sản xuất lớn nhất thế giới đã chết, gây thiệt hại ước tính hơn 100 tỷ USD.

Gregorio Torres, người đứng đầu bộ phận khoa học của Tổ chức Thú y thế giới (WOAH) chia sẻ với phóng viên hãng tin Reuters rằng, sau nhiều thập kỷ nỗ lực thất bại do tính phức tạp của virus, hai loại vaccine do các nhà khoa học Mỹ đồng phát triển đang được các công ty Việt Nam thử nghiệm trong các chương trình thí điểm quy mô lớn cho thấy kết quả “rất hứa hẹn”.

“Chúng tôi chưa bao giờ tiến gần đến việc tạo ra một loại vaccine có thể hoạt động”, Trưởng ban Gregorio Torres chia sẻ, đồng thời ông cũng lưu ý rằng hai loại vaccine này “có lẽ sẽ có cơ hội thành công cao nhất” và được phép bán ra trên thị trường toàn thế giới.

Được biết, cả hai loại vaccine này được phê duyệt để sử dụng thương mại thí điểm ở Việt Nam, hiện quá trình sử dụng thí điểm này đã hoàn thành. Bước tiếp theo sẽ là cấp phép trên toàn quốc, lần đầu tiên vaccine phòng tả lợn châu Phi đạt được điều này và có thể bán ra nước ngoài.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ Thomas Vilsack cho biết, có khả năng Mỹ sẽ quan tâm đến việc mua vaccine phòng ngừa bệnh này, mặc dù cho đến nay Mỹ đã thoát khỏi dịch.Theo đó, vaccine được thử nghiệm tại Việt Nam, nơi dịch tả lợn luôn là mối đe doạ thường trực. Vaccine không thể được phát triển ở Mỹ bởi không có virus ở quốc gia này.

Trong một thông tin có liên quan, WOAH cho biết trong một báo cáo thường kỳ rằng kể từ năm 2021, dịch tả lợn đã được báo cáo ở gần 50 nước và gây ra cái chết cho khoảng 1,3 triệu con lợn.

Tuy nhiên, hiện không có đợt bùng dịch nào lớn, song vẫn có khả năng dịch có thể lây lan, đặc biệt là ở Trung Quốc, khi bệnh này vẫn là một trong những rủi ro hàng đầu đối với ngành thịt lợn toàn cầu.

Người phát ngôn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, các nhà nghiên cứu của bộ đã xem xét kết quả của một trong những loại vaccine, NAVET-ASFVAC, được họ hợp tác phát triển với Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương của Việt Nam là NAVETCO.

Sau khi vaccine cho thấy mức độ hiệu quả cao và không có rủi ro về an toàn trong các cuộc thử nghiệm, 600.000 liều đã được phê duyệt để bán lần đầu cho người chăn nuôi lợn ở Việt Nam, trong đó, 40.000 liều đầu tiên “đã được giao mà không có bất kỳ vấn đề nào về tính an toàn”, USDA cho biết.

ĐNAVET-ASFVAC là một loại vaccine virus sống giảm độc lực, giống như vaccine được sử dụng trong tiêm chủng định kỳ cho trẻ em trên toàn thế giới.

Vaccine thứ hai được thử nghiệm tại Việt Nam là AVAC ASF LIVE, được phát minh bởi các nhà nghiên cứu Mỹ và được thương mại hoá bởi công ty AVAC của Việt Nam.

Đan Lê (Lược dịch từ CNN)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực
Phê duyệt 70 triệu USD hỗ trợ các dự án của FAO tại 28 quốc gia

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) vừa hỗ trợ 28 quốc gia huy động được 70 triệu USD tài trợ từ Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) để giải quyết vấn đề bền vững đô thị, quản lý nước ngầm, mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và suy thoái đất.

Phê duyệt 70 triệu USD hỗ trợ các dự án của FAO tại 28 quốc gia
Return to top