Thế giới Thế giới
Pfizer/BioNTech xin cấp phép tiêm mũi tăng cường cho trẻ 5-11 tuổi
Ngày 26-4, hãng dược phẩm Mỹ Pfizer và công ty công nghệ sinh học Đức BioNTech thông báo đã trình lên Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Comirnaty ngừa COVID-19 do hai hãng này đồng phát triển làm mũi tăng cường cho trẻ em từ 5-11 tuổi.
- » GAVI cam kết tài trợ 4,8 tỷ USD cho COVAX
- » Ấn Độ mở rộng tiêm mũi tăng cường, giá vaccine được cắt giảm
- » Mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 4 có thể giảm 75% nguy cơ tử vong ở người trên 60 tuổi
- » EMA phê duyệt sử dụng vaccine của Pfizer để tiêm mũi tăng cường
- » Thái Lan hướng tới sản xuất hàng loạt vaccine nội địa ngừa COVID-19
Hiện chưa có vaccine ngừa COVID-19 nào được chấp thuận sử dụng cho trẻ em dưới 5 tuổi. Ảnh: AFP
Động thái này diễn ra sau khi một nghiên cứu mới đây cho thấy việc tiêm mũi tăng cường bằng vắc xin Comirnaty tạo phản ứng miễn dịch mạnh mẽ ở những trẻ khỏe mạnh trong độ tuổi trên.
Nếu được chấp thuận, Comirnaty sẽ được sử dụng để tiêm nhắc lại cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản và 6 tháng sau mũi vaccine gần nhất. Trẻ em trong độ tuổi trên được tiêm liều 10 microgram, bằng 1/3 liều lượng dành cho người lớn.
Trước đó, ngày 14-4, Pfizer và BioNTech khẳng định mũi thứ 3 vaccine Comirnaty có thể cung cấp sự bảo vệ đáng kể chống lại biến thể Omicron ở trẻ em khỏe mạnh từ 5 đến 11 tuổi.
Theo Pfizer và BioNTech, kết quả xét nghiệm huyết thanh của 30 trẻ em đã tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho thấy nồng độ kháng thể trung hòa chống lại Omicron tăng gấp 36 lần. Kháng thể trung hòa chống lại chủng gốc virus SARS-CoV-2, mục tiêu vaccine được phát triển nhắm đến, tăng gấp 6 lần sau khi tiêm mũi tăng cường.
Nghiên cứu được thực hiện để kiểm tra độ an toàn và khả năng sinh miễn dịch ở 140 trẻ em khỏe mạnh trong độ tuổi 5-11 sau khi tiêm mũi tăng cường với liều lượng 10 microgram.
Đầu năm nay, FDA đã cấp phép sử dụng vaccine của Pfizer và BioNTech làm mũi tăng cường cho trẻ em 12-15 tuổi và trẻ em 5-11 tuổi bị suy giảm miễn dịch.
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, mới có 28% số trẻ em từ 5-11 tuổi ở Mỹ - tương đương hơn 8 triệu trẻ - đã hoàn thành các liều cơ bản vaccine ngừa COVID-19.
Hiện vẫn chưa có vaccine ngừa COVID-19 nào được chấp thuận sử dụng cho trẻ em dưới 5 tuổi.
Theo Tuổi trẻ Online
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác (16/08)
- Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh (16/08)
- Khu vực Nam bán cầu sẽ có cơ sở sản xuất vaccine mRNA đầu tiên (15/08)
- Ấn Độ: Hành trình vươn mình thành “gã khổng lồ” mới nổi (15/08)
- Philippines: Đại dịch đẩy thêm hàng triệu người vào cảnh nghèo đói (15/08)
- Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 năm (15/08)
- Chính phủ Nhật Bản cân nhắc gói biện pháp bổ sung đối phó lạm phát (15/08)
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ (15/08)
-
Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ
- Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
- Giải quyết ô nhiễm không khí phải ở quy mô toàn cầu
- Anh: Dịch vụ đường sắt bị ảnh hưởng do lái tàu trên cả nước đình công
- Pháp kiểm soát cháy rừng ở phía Tây Nam, mở lại đường cao tốc
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
-
ADB kêu gọi tăng cường nỗ lực giải quyết vấn đề an ninh nguồn nước ở châu Á - Thái Bình Dương
- Kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN: Quảng bá văn hóa ASEAN tại Mexico
- Trung Quốc: Hàng chục người nhiễm loại virus mới chết người
- Mexico hạn chế sản xuất bia do khủng hoảng nguồn nước
- ILO: Lao động trẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những tác động của COVID-19
- CDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay không liên quan đến loài khỉ
- Bệnh đậu mùa khỉ: Mối lo "dịch chồng dịch" ở châu Âu