Kinh tế Xây dựng - Giao thông
Phát triển hình thức nuôi thủy sản xen ghép vùng hạ triều
TTH - Với phương châm ổn định diện tích và nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản, năm 2012, toàn tỉnh đưa vào thả nuôi 5.900 ha; trong đó, diện tích nuôi nước lợ, mặn 3.800 ha, nước ngọt hơn 2.100 ha. Chuẩn bị cho vụ nuôi mới, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục Phó Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh (CCNTTS) về những phương hướng và giải pháp.
- Để vụ nuôi năm 2012 mang lại hiệu quả cao, xin ông cho biết CCNTTS có những giải pháp gì?
- Năm 2012, toàn tỉnh đưa vào thả nuôi 5.900 ha, số lượng giống cần cung ứng là 450 triệu con tôm sú, 600 triệu tôm chân trắng và 50 triệu cá các loại. Để nuôi trồng thủy sản năm 2012 mang lại hiệu quả cao, năm qua ngành thủy sản tiếp nhận quy trình sản xuất giống cá tra, cá diêu hồng và hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá rô đầu vuông, cá trê lai. Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông để nhân rộng cho bà con ngư dân. Năm nay, ngành tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi xen ghép đã thành công trên diện tích nuôi tôm hạ triều bị ô nhiễm nặng không thể nuôi tôm được và chuyển đổi đối tượng nuôi nhằm ổn định diện tích cho từng vùng như: nuôi thâm canh tôm sú cao triều, nuôi thâm canh tôm chân trắng trên cát, vùng nuôi xen ghép hạ triều...
Đầu vụ nuôi, CCNTTS phối hợp với Chi cục Thú y kiểm tra về điều kiện an toàn vệ sinh và thú ý thủy sản ở các trại sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh, cơ sở nào đảm bảo tiêu chuẩn của ngành quy định thì cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y và đủ điều kiện sản xuất tôm giống. Ngoài ra, CCNTTS thường xuyên phối hợp với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện tổ chức kiểm tra bất thường nguồn tôm giống tại chỗ và nguồn tôm giống mua từ các tỉnh khác. Đối với nguồn tôm giống tại chỗ các chủ trại giống phải kiểm dịch tôm giống trước lúc xuất bán; tôm giống ngoại tỉnh, người dân phải có giấy kiểm dịch trước khi thả nuôi.
- Xin ông cho biết, năm nay CCNTTS làm gì để hỗ trợ người dân hạn chế dịch bệnh xảy ra?
- Đầu vụ nuôi, CCNTTS phối hợp với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện tuyên truyền và phổ biến khung lịch thời vụ đến bà con ngư dân, đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo lịch thời vụ đối với từng vùng nuôi. Đẩy mạnh công tác quản lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao ý thức của người nuôi bảo vệ lợi ích chung. Nguồn giống trước khi thả nuôi bà con phải đưa đến Chi cục Thú y để kiểm dịch bằng máy PCR. Quá trình nuôi, CCNTTS khuyến cáo các hộ nuôi tuyệt đối không xả nước ở các hồ tôm bị nhiễm bệnh khi chưa xử lý và chưa được sự đồng ý của các cán bộ thuỷ sản. Ngoài ra, đơn vị thường xuyên cử các kỹ sư đến tận các hồ nuôi lấy các mẫu nước, quan trắc môi trường ở các vùng nuôi; phát hiện trong nước có độc tố, tảo đỏ, phèn chua… CCNTTS báo ngay với chính quyền địa phương và người nuôi không được thả nuôi.
- Ngành thủy sản có khuyến cáo gì đối với người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh?
- Với quyết tâm không để dịch bệnh ở tôm nuôi lây lan trên diện rộng, CCNTTS sẽ phối hợp với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện thường xuyên bám sát các hồ nuôi tôm để theo dõi bà con thả giống, nếu hộ nuôi nào mua giống mà không có xuất xứ và không có giấy kiểm dịch PCR thì sẽ cương quyết không cho thả nuôi và xử phạt theo quy định hiện hành. Để vụ nuôi ăn chắc, bà con nên thả nuôi xen ghép tôm và các loại cá kình, dìa... Nâng cao hiệu quả công tác quan trắc cảnh báo môi trường, nhằm đảm bảo tính chính xác trong việc dự báo môi trường nuôi trồng thủy sản. Hàng ngày, CCNTTS quan trắc môi trường thông báo đến bà con ngư dân trên đài VTV Huế và đài truyền thanh của xã, bà con theo dõi để cấp nước vào hồ trong thời gian hợp lý. Trong quá trình nuôi, người dân cần thành lập quỹ hỗ trợ để giúp nhau trong việc đầu tư nuôi và chi phí dập dịch khi dịch bệnh xảy ra.
- Xin cảm ơn ông.
Thanh Thuận (thực hiện)
- Gian khó vươn khơi (22/05)
- Chứng khoán tuần từ 23-27/5: Cần nhịp lùi để kiểm tra lại cung-cầu (22/05)
- Định hướng ngành nghề, dự báo "hợp xu thế" cho người lao động (21/05)
- Thả khỉ đuôi lợn về rừng (21/05)
- Thả 32.000 con cá, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản trên sông Hương (21/05)
- Xúc tiến, tiêu thụ, xuất khẩu xoài và nông sản tỉnh Sơn La (21/05)
- Tìm giải pháp đưa khoa học vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (21/05)
- Cơ hội quảng bá và hợp tác đầu tư (21/05)
-
Chứng khoán tuần từ 23-27/5: Cần nhịp lùi để kiểm tra lại cung-cầu
- Xử phạt chủ lô hàng đồ chơi trẻ em nhập lậu
- Bảo vệ “di sản thiên nhiên”
- Gian khó vươn khơi
- Vietnam Airlines và tỉnh Đồng Tháp ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2022 - 2026
- Đồng Lâm hướng đến “sản xuất xanh”, bền vững
- Vietnam Airlines triển khai dịch vụ làm thủ tục trực tuyến tại sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa)
- Chăn nuôi theo hướng an toàn, chất lượng
- Xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
- Siết tín dụng bất động sản: Giải pháp minh bạch thị trường bất động sản - Bài 2: Vẫn đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu nhà ở
-
Tạo cơ hội cho các hộ kinh doanh rong bạ
- Mở cao điểm xử lý xe vận tải chưa lắp camera giám sát
- Vietnam Airlines triển khai dịch vụ làm thủ tục trực tuyến tại sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa)
- 5.000 vị trí việc làm tại "Ngày hội việc làm, tư vấn tuyển sinh"
- CPI khó giữ được ở mức tăng dưới 4% trong năm 2022
- Xây dựng Huế trở thành đô thị xanh
- Thu hồi dự án chậm tiến độ, đảm bảo môi trường đầu tư
- Vì sao nhà đầu tư lựa chọn Meyhomes Capital Phú Quốc?
- Sôi động thị trường xuất khẩu lao động
- Cơ hội quảng bá và hợp tác đầu tư
-
Siết tín dụng bất động sản: Giải pháp minh bạch thị trường bất động sản - Bài 2: Vẫn đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu nhà ở
-
Giải pháp minh bạch thị trường - Bài 1: Khi tín dụng bất động sản chạm ngưỡng
-
Giá cả tăng từ chợ đến siêu thị
-
Khai trương Showroom Piagio & Vespa Thảo Ái tại 56 Nguyễn Huệ
-
Gia chủ xây nhà hồi hộp khi giá vật liệu tăng
- Xem tin mới nhất hôm nay