ClockThứ Sáu, 29/09/2017 14:27

Phát triển thuận theo tự nhiên

TTH - Phát biểu tại hội nghị phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu ngày 27/9 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ hướng phát phát triển đồng bằng sông Cửu Long là thuận theo tự nhiên, không can thiệp thô bạo.

Đây không chỉ là vấn đề đặt ra cho riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long mà còn là gợi mở cho các địa phương phát triển đúng hướng trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng khốc liệt, không còn là nguy cơ mà trở thành hiểm họa trước mắt.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, biến đổi khí hậu tác động rõ nét với tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún, nước biển dâng, xâm nhập mặn... Cùng với đó là việc khai thác sử dụng tài nguyên lãng phí, nhất là tài nguyên nước phục vụ sản xuất của con người đẩy nhanh quá trình tác động của biến đổi khí hậu, đe dọa cuộc sống của hàng triệu người dân.

Với Thừa Thiên Huế, tác động của biến đổi khí hậu cũng diễn biến phức tạp và ngày càng trầm trọng hơn. Rõ nhất, sau cơn bão số 10 vừa qua nhiều đoạn đê biển, vùng cửa sông bị xâm thực mạnh; một số nơi nước mặn tràn vào đồng ruộng gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Dù nhiều nguồn lực của Trung ương và địa phương được đầu tư cho hệ thống đê điều, xây kè bờ sông nhưng xem ra vẫn chưa thấm vào đâu so với tốc độ và quy mô sạt lở đang diễn ra.

Để thích ứng với biến đổi khí hậu, đối với đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ đề nghị không nhất thiết phải sản xuất lúa 3 vụ mà cần chuyển sang các loại cây trồng, vật nuôi khác, nhất là cây trồng ít sử dụng nguồn nước. Với cách thức tiếp cận này, việc phát triển sản xuất của tỉnh ta cũng cần có nghiên cứu lại cho phù hợp. Chẳng hạn,  vùng cát Ngũ Điền vốn bỏ hoang, khi tìm được hướng phát triển nuôi tôm trên cát được xem là hướng đi phù hợp. Thực tế, nuôi tôm trên cát giúp một số hộ khá lên, nhưng nhìn cả quá trình thì nuôi tôm trên cát cũng phập phù, vụ trúng đậm, vụ lỗ trắng tay. Một hệ lụy khác sớm muộn cũng sẽ xảy ra là nguồn nước ngầm bị khai thác quá mức, cộng với việc đưa nước mặn vào nuôi tôm dẫn đến mặn xâm nhập, phá vỡ cân bằng hệ sinh thái nơi  đây. Hoặc, ở một số địa phương ven biển, đầm phá việc đầu tư hệ thống đê điều để sản xuất lúa ở vùng ô trũng chưa hẳn là hướng đi đúng mà có thể chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản hoặc xen canh giữa trồng lúa và nuôi trồng thủy sản.

Để tìm được câu trả lời chính xác cho hướng phát triển của từng vùng và mỗi địa phương cần phải có những nghiên cứu cụ thể và đặt trong mối liên kết vùng thì mới có thể khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương. Đây là công việc cần có thời gian và sự đầu tư phù hợp. Tuy nhiên, quan trọng nhất lúc này là cần đổi mới tư duy trong cách tiếp cận khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhất là các nguồn nước (kể cả nước ngọt lẫn nước mặn, nước lợ), để thích ứng với biến đổi khí hậu. Nếu có sự chuẩn bị tốt, chúng ta có thể biến những thách thức thành thời cơ, cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với việc biến đổi khí hậu.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận 5 cá thể rùa quý

Ngày 25/4, Hạt Kiểm lâm (HKL) TP. Huế tiếp nhận một cá thể rùa hộp trán vàng miền Trung từ ông Đỗ Văn Minh ở phường An Đông tự nguyện giao nộp.

Tiếp nhận 5 cá thể rùa quý
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Return to top