ClockThứ Hai, 22/04/2019 06:45

Quảng Thọ hướng đến nông thôn mới kiểu mẫu

TTH - Xã Quảng Thọ (Quảng Điền) không chỉ bảo vệ thành quả nông thôn mới (NTM) mà còn hướng đến xây dựng xã NTM kiểu mẫu, nâng cao.

Phong Hiền hướng đến xã nông thôn mới kiểu mẫuQuảng Thọ hướng đến mô hình vườn mẫuXây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu

Đường trung tâm xã khang trang

“Quảng Thọ hôm nay khác xưa nhiều lắm! Đường sá đi lại được tráng nhựa, bê tông rộng rãi, ô tô đi được hai chiều, vào tận trung tâm xã, thôn và các khu dân cư. Mừng hơn là đời sống nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt 31,5 triệu đồng năm 2018, số hộ nghèo còn dưới 2%, chủ yếu các hộ già neo đơn, người tàn tật”, ông Phan Văn Lợi ở Quảng Thọ tự hào.

Bước trên con đường trục chính của thôn La Vân Hạ vừa bê tông mới còn nồng mùi xi măng, ông Lợi giới thiệu: "Con đường này vừa được người dân đóng góp tiền và ngày công xây dựng! Người dân cũng tự giải phóng mặt bằng, tự nguyện hiến đất, hiến cây mà không cần nhận bất kỳ hỗ trợ, đền bù nào. Con đường vừa xong, bà con còn góp tiền lắp đặt điện chiếu sáng...".

“Địa phương đang “dồn sức” xây dựng xã NTM nâng cao với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Với điều kiện về tiềm năng vốn có của địa phương, các tiêu chí NTM không chỉ dừng lại ở đó mà hoàn toàn có khả năng còn nâng cao hơn nữa, nhất là tiêu chí thu nhập, đời sống người dân và môi trường”, Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ, ông Hoàng Công Phong tự tin.

Quảng Thọ được “đặc ân” phù sa bồi đắp hằng năm bởi sự “bao bọc” từ hai nhánh sông Bồ nên cây trái bốn mùa xanh tốt. Con sông này còn là "bầu sữa" cho các loại cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản, cải tạo môi trường vào mùa khô hạn. Đây là lợi thế lớn để xã Quảng Thọ mở rộng diện tích trồng cây rau má an toàn phục vụ nguyên liệu chế biến trà rau má tại Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN) Quảng Thọ 2.

Thăm những cánh đồng rau má bạt ngạt, Giám đốc HTXNN Quảng Thọ 2, ông Nguyễn Lương Trí hồ hởi: "Rau má không chỉ mang lại thu nhập lớn cho người dân, bình quân mỗi ha 250 triệu đồng/năm mà còn là vùng nguyên liệu rau an toàn phục vụ sản xuất trà rau má. Hai loại trà chủ yếu là túi lọc, sấy khô gần như "phủ sóng" các tỉnh, thành trên cả nước".  

Thời gian đến, địa phương tập trung huy động nguồn lực trong dân, lồng ghép các chương trình, dự án để xây dựng các hạng mục công trình theo quy hoạch đã được phê duyệt. Việc lựa chọn xây dựng các hạng mục công trình theo thứ tự ưu tiên, trong đó ưu tiên các công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người dân, như: cứng hóa đường trục chính nội đồng, kiên cố hóa kênh mương, cơ giới hóa nông nghiệp, xây dựng đường giao thông, nhà văn hóa đạt chuẩn…

Sắp đến HTXNN Quảng Thọ 2 đầu tư thêm dây chuyền, công nghệ chế biến, đa dạng sản phẩm từ rau má, như nước rau má đóng chai, trà rau má hòa tan, cao rau má, thực phẩm chức năng rau má... HTX hướng đến mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm sang các nước thông qua hệ thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn…

Đưa chúng tôi đi thăm một số mô hình thủy sản, trồng hoa, Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ, ông Hoàng Công Phong khẳng khái: "Quảng Thọ không chỉ có cây rau má! Những vùng đất giàu phù sa được bồi đắp từ sông Bồ còn phù hợp cho việc mở rộng mô hình trồng hoa chất lượng cao, như tại làng hoa La Vân Hạ; hay mô hình trồng lúa gạo an toàn gắn với mô hình cánh đồng mẫu, xây dựng thương hiệu gạo chất lượng Quảng Thọ".

Cuối hạ lưu sông Bồ còn là tiềm năng lớn cho nuôi cá lồng. Quảng Thọ không chỉ vận động người dân tăng số lượng lồng nuôi mà còn đưa các loại cá có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như chình, diêu hồng và một số loại cá nước ngọt khác.

Bám sát chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh - Phan Ngọc Thọ trong buổi đón nhận bằng đạt chuẩn NTM, xã Quảng Thọ sẽ tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, đưa các đối tượng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất gắn với ứng dụng công nghệ, khoa học, kỹ thuật tiên tiến, cơ giới hóa và xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định.

Quảng Thọ sẽ huy động tối đa nguồn lực đầu tư phát triển làng nghề, khuyến khích các loại hình dịch vụ nông nghiệp, nông thôn, tạo môi trường thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống người dân. Đáng chú ý là hỗ trợ phát triển các loại hình doanh nghiệp vừa vả nhỏ, các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến nông-thủy sản, các ngành nghề truyền thống…

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

XÂY DỰNG THÔN, XÃ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, NÂNG CAO:
Đồng sức, chung lòng cùng thực hiện

Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang nỗ lực, cố gắng để có thêm nhiều thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM), xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (NTMNC). Để đạt mục tiêu này, cần sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và người dân.

Đồng sức, chung lòng cùng thực hiện
Hướng đến mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh

Thừa Thiên Huế triển khai nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Đây cũng là hoạt động khởi đầu cho vụ trồng rừng năm 2024, với mục tiêu cùng cả nước hoàn thành chương trình “Trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”.

Hướng đến mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh
Hướng đến nuôi tôm hai và ba giai đoạn

Trong điều kiện nuôi tôm trên cát thường xảy ra dịch bệnh, thua lỗ, ngành nông nghiệp đang hướng người dân chuyển sang mô hình nuôi tôm công nghệ cao, bằng ao tròn, hai và ba giai đoạn.

Hướng đến nuôi tôm hai và ba giai đoạn
Huế hướng đến là một nơi đáng để sống

Trước bối cảnh thế giới trải qua nhiều năm dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh, quan điểm về nơi đáng sống đang thay đổi theo tiêu chí an ninh an toàn, môi trường bền vững và sống chậm. Huế với văn hóa lịch sử và tài nguyên thiên nhiên còn phong phú và trong lành thực sự là nơi có thể trở thành điểm đến an cư lý tưởng cho mọi người.

Huế hướng đến là một nơi đáng để sống
Return to top