ClockThứ Tư, 03/05/2017 14:20

Quốc hội Mỹ gây áp lực hãng hàng không sau sự cố

Trong một phiên điều trần tại Washington, các chính trị gia Mỹ đã gây áp lực cho các hãng hàng không nước này khi đe dọa sẽ thắt chặt thêm các quy định trong ngành công nghiệp này.

United Airlines sẽ đền bù lên đến 10.000USD cho hành khách tự nguyên bỏ véGiám đốc United Airlines mất cơ hội làm Chủ tịch sau vụ David DaoLàn sóng đòi tẩy chay hãng United Airlines tiếp tục gia tăng

 

Quốc hội Mỹ gây áp lực hãng hàng không sau sự cố
Nhiều người cho rằng dịch vụ chăm sóc khách hàng của các hãng hàng không tại Mỹ đang tệ dần đi - Ảnh: AFP

Giám đốc hãng United Airlines Oscar Munoz đã phải xin lỗi lần nữa vì sự cố kéo lê hành khách ra khỏi một chuyến bay của hãng hồi tháng trước. BBC cho biết đây là một trong những sự cố khiến chính quyền không hài lòng về các hãng hàng không Mỹ.

Trong phiên điều trần ngày 2-5, ông Munoz và giám đốc các hãng hàng không khác đã phải cam kết sẽ cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng trước ủy ban điều trần.

"Hãy tận dụng cơ hội này bởi vì nếu các ông không làm như thế thì chúng tôi sẽ làm và các ông chắc chắn sẽ không thích điều đó đâu" - hạ nghị sĩ Bill Shuster, người đứng đầu ủy ban tổ chức buổi điều trần, tuyên bố.

Ông Shuster nói rằng mặc dù ông không quá tin vào những quy định của doanh nghiệp nhưng Quốc hội sẽ "không ngần ngại hành động" để cải thiện điều kiện cho khách hàng.

Hãng United Airlines đã dàn xếp vụ kiện với bác sĩ David Dao, người bị kéo lê khỏi máy bay, và thông báo việc thay đổi chính sách như tăng tiền bồi thường cho hành khách nếu chịu chuyển sang một chuyến bay khác.

"Chúng tôi đã có một thất bại khủng khiếp cách đây 3 tuần. Điều đó không phải bởi vì chúng tôi là ai. Không phải tại vì công ty này và cũng không phải vì ngành công nghiệp này" - ông Munoz phát biểu trong phiên điều trần.

Các hãng hàng không tại Mỹ đang phải chịu áp lực lớn vì ngày càng có nhiều khiếu nại về hành lý và các vật dụng khác, chỗ ngồi nhỏ hơn, sự trễ chuyến, hủy chuyến hoặc ngày càng có nhiều vé đặt quá chỗ trên máy bay.

Hãng American Airlines cũng phải đình chỉ công tác một nhân viên sau sự cố đụng độ với hành khách vì xe đẩy em bé.

Bộ Giao thông vận tải Mỹ ngày 2-5 đã công bố báo cáo cho thấy ngành công nghiệp hàng không Mỹ thu lợi nhuận ròng 13,5 tỉ USD trong năm 2016. Ghi nhận của The Economist chỉ ra rằng lợi nhuận trên mỗi hành khách tại Bắc Mỹ cao hơn 22 USD, tức gần gấp 3 lần so với ở châu Âu.

William McGee, đại diện cho Hiệp hội Người tiêu dùng tại phiên điều trần, cho rằng các hãng hàng không ở Mỹ nên chú trọng hơn khâu chăm sóc khách hàng.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kêu gọi thực hiện xét nghiệm COVID-19 trước mọi chuyến bay

Các hãng hàng không toàn cầu ngày 22/9 đã kêu gọi thử nghiệm COVID-19 cho toàn bộ hành khách quốc tế trước các chuyến bay để thay thế các biện pháp kiểm dịch hiện đang làm trầm trọng thêm tình trạng sụt giảm nhu cầu du lịch.

Kêu gọi thực hiện xét nghiệm COVID-19 trước mọi chuyến bay
Ảnh hưởng của COVID-19:
Nhiều hãng hàng không yêu cầu gói hỗ trợ của chính phủ

Các hãng hàng không toàn cầu ngày 24/3 kêu gọi các chính phủ tăng tốc độ hỗ trợ giải cứu ngành vận tải hàng không, nhất là khi các hãng ước tính thiệt hại gây nên bởi đại dịch COVID-19 đã tăng lên đến hơn 250 tỷ USD.

Nhiều hãng hàng không yêu cầu gói hỗ trợ của chính phủ
Bùng nổ các hãng hàng không tại Việt Nam

Trong 10 năm qua, thị trường hàng không Việt Nam phát triển nóng, khi luôn đạt tăng trưởng 2 con số mỗi năm. Đặc biệt, khi Vietjet Air thành công với phiên bán cổ phần ra công chúng, đưa nữ chủ nhân của nó thành tỷ phú Đô la, Việt Nam đã lần lượt đón thêm một số hãng hàng không mới, một số đang “xếp hàng” đợi cấp phép bay.

Bùng nổ các hãng hàng không tại Việt Nam
Return to top