ClockThứ Năm, 23/04/2020 19:33

Sách Địa lý Trung Quốc không ghi nhận Hoàng Sa – Trường Sa

TTH - Sách Địa lý do Trung Hoa dân quốc xuất bản năm 1951 có nhiều bản đồ, trong đó có bản đồ thể hiện cương vực phía Nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam và không hề có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Bản đồ trong sách Địa lý cho thấy phần lãnh thổ, lãnh hải Trung Quốc về phía nam chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa xuất hiện ở đây

Sách khổ 13x18cm có 68 tờ viết chữ Hán hai mặt, gồm nhiều mục về địa dư và 40 bản đồ đính kèm, trong đó đáng chú ý bản đồ số 38 ghi nhận điểm cực nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam (xem bản đồ có ghi rất rõ “Hải Nam đảo”), hoàn toàn không có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Đây là sách Địa lý do chính người Trung Quốc biên soạn, phát hành dùng chính thống trong các trường học của Trung Quốc sẽ là tài liệu chứng minh thuyết phục vấn đề Trung Quốc không có chủ quyền trên vùng biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tin, ảnh: HỒ VĨNH

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình đến với Trường Sa

Trong những ngày đầu tháng tư lịch sử, tôi vinh dự được cùng Đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 25 thành viên do ông Nguyễn Nam Tiến - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh làm Trưởng đoàn tham gia Đoàn công tác số 5 đi thăm quần đảo Trường Sa theo Kế hoạch của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam từ ngày 3/4 đến 11/4/2024.

Hành trình đến với Trường Sa
Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 8: Trái tim của huyện đảo Trường Sa

Rất nhiều người Việt Nam yêu và thuộc bài hát “Gần lắm Trường Sa” của nhạc sĩ Huỳnh Phước Long. Bài hát có những câu khi hát lên thật bồi hồi, xúc động “Không xa đâu Trường Sa ơi, không xa đâu Trường Sa ơi! Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh. Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em…”. Là người Việt Nam, ai cũng có ao ước được một lần đặt chân lên đảo Trường Sa, chúng tôi thật may mắn cùng Đoàn công tác số 5 đặt chân lên đảo.

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 8 Trái tim của huyện đảo Trường Sa
Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 7: Điểm hẹn đảo đá Tây A

Đảo Đá Tây A nhìn từ xa như một chiếc bè lớn giữa biển khơi, nhưng khi đến gần, nhận ra ngay sự sống sôi động, sung túc từ những vườn cây, cho đến ánh mắt người và nụ cười của trẻ thơ. Điều bất ngờ là khi chúng tôi vừa đặt chân lên đảo, tiếng gà gáy sáng chợt vang lên kiêu hãnh. Từ lâu, đảo Đá Tây A được xem là điểm hẹn của ngư dân Việt Nam trên biển.

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 7 Điểm hẹn đảo đá Tây A
Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6: Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi

Cuộc đánh chiếm đảo Cô Lin của kẻ thù vào năm 1988 đã thất bại trước sự anh dũng, kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ Hải quân. Hình ảnh con tàu HQ 505 huyền thoại bốc cháy thành ngọn lửa quyết tử để giữ được đảo Cô Lin luôn in hằn trong trí nhớ người dân Việt Nam. Cô Lin ngày xưa kiên cường, Cô Lin ngày nay luôn chắc tay súng, thường trực cảnh giác để canh giữ trời biển. Gió biển vẫn mát rượi thổi vào đảo như tình yêu quê hương…

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6 Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi
Return to top