ClockThứ Hai, 05/06/2017 09:45

Sản xuất quy mô nhỏ nên khó truy xuất nguồn gốc thực phẩm bẩn

Ngày 5/6, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016. Bên lề Quốc hội, phóng viên báo Tin Tức ghi nhận ý kiến về vấn đề được rất nhiều đại biểu quan tâm này.

Theo đại biểu Ngô Thị Kim Yến (Đà Nẵng): Luật đã quy định phải truy xuất nguồn gốc hàng hóa khi hàng hóa không đảm bảo an tòan. Thế nhưng, khi cơ quan chức năng phát hiện thực phẩm không đảm bảo thì việc truy xuất rất khó khăn.

"Phần lớn thực phẩm khó truy xuất. Người dân phần lớn mua thực phẩm ở các chợ nhỏ lẻ", đại biểu Yến cho biết.

Đại biểu Ngô Thị Kim Yến trả lời bên lề Quốc hội

Cũng theo bà Yến, các thông tư liên quan đến quản lý an toàn thực phẩm của các bộ ngành còn chưa thống nhất. Ngay cả Luật An toàn thực phẩm được ban hành từ năm 2010, có hiệu lực năm 2011 nhưng thông tư phân công trách nhiệm các bộ ngành thì phải tới năm 2013 mới được ban hành. Chưa kể, khi ban hành thông tư vẫn còn nhiều vấn đề giao thoa giữa các Bộ còn vướng mắc.

Trả lời câu hỏi, liệu có phải việc xử phạt hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn vẫn còn nương tay, đại biểu Ngô Thị Kim Yến cho biết: Kiểm tra nhiều, phát hiện nhiều nhưng lại khó xử lí vì: Thứ nhất, hành lang pháp lí, tiêu chuẩn kĩ thuật về quản lý thực phẩm chưa ban hành kịp thời. Thứ hai, năng lực kiểm nghiệm còn hạn chế. Ví dụ, Bộ Nông nghiệp cho phép lưu hành nhiều loại thuốc trừ sâu nhưng năng lực kiểm nghiệm chưa đáp ứng hết.

Thứ nữa, hệ thống kiểm nghiệm còn dàn trải. Ngành y tế có 2 đơn vị có thể kiểm nghiệm, nông nghiệp cũng có đơn vị kiểm nghiệm, chưa kể các phòng xét nghiệm khu vực…

"Luật quy định giao quản lý thức ăn đường phố cho trạm y tế nhưng về nhân lực lại chưa có cán bộ chuyên trách ở tuyến xã phường", bà Yến nói thêm.

Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội)

Còn đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) cho biết: Sắp tới Quốc hội sẽ tăng cường giám sát vấn đề an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, giám sát Quốc hội khác với thanh tra, tức là chỉ đi tìm hiểu thực tế, nguyên nhân để đưa ra nghị trường bàn thảo, đưa thành Luật. Từ giám sát, Quốc hội sẽ có ý kiến với cơ quan chức năng để đưa ra giải pháp. 

"Do đó, không thể mong thay đổi ngay lập tức tình trạng thực phẩm bẩn được. Cần có thời gian nhất định. Những cái chúng ta có thể nhìn thấy trên đường, có thể phạt ngay như lấn chiếm vỉa hè, không đội mũ bảo hiểm còn khó xử lý, huống hồ những cái diễn ra trong bếp. Chính phủ cần quyết liệt hơn. Một mặt tuyên truyền ý thức người dân, một mặt nâng chế tài xử phạt", ông Tuấn nêu ý kiến.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát liên quan đến chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

TIN MỚI

Return to top