ClockThứ Sáu, 11/12/2020 09:46

Sắp ra mắt nền tảng ichLinks chia sẻ về văn hóa phi vật thể

TTH.VN - Đây là dự án do Trung tâm mạng lưới và thông tin quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) ở vùng châu Á-Thái Bình Dương dưới sự bảo trợ của UNESCO (ICHCAP) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS) phối hợp thực hiện.

Ca trù là loại hình nghệ thuật thể hiện sự phối hợp đỉnh cao giữa thi ca và âm nhac

IchLinks là nền tảng trực tuyến lưu trữ khối lượng lớn nội dung và thông tin về DSVHPVT, được chia sẻ giữa các nước thành viên của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, với các tính năng tìm kiếm, trình duyệt và quản lí thông tin nâng cao. Các nhà nghiên cứu, người thực hành, nhà hoạch định chính sách và những đối tượng phù hợp khác đều có thể dễ dàng tìm kiếm, định vị thông tin và nội dung cần tìm về DSVHPVT qua nền tảng ichLinks với sự hỗ trợ của các công nghệ kỹ thuật số cao. Bên cạnh đó, họ còn có thể sử dụng thông tin và nội dung đó để quảng bá di sản văn hóa của mình và tạo ra các cơ hội khai thác di sản văn hóa phi vật thể cho phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều lĩnh vực như du lịch và các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo.

Di sản văn hoá phi vật thể trên nền tảng ichLinks, gồm: hình ảnh, video, âm thanh, văn bản về các DSVHPVT của các quốc gia thành viên khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Nguồn tài liệu DSVHPVT: Sách, bài báo, báo cáo và các tài liệu quan trọng khác về DSVHPVT trong khu vực;

Các bên liên quan về DSVHPVT: thông tin về những người xây dựng chính sách, các nhà nghiên cứu, viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ, bảo tàng, trung tâm văn hóa, cộng đồng và người thực hành di sản;

Thông tin và sự kiện về DSVHPVT: Tin tức và sự kiện cập nhật gồm triển lãm, biểu diễn, hội thảo, tọa đàm và các sự kiện văn hóa khác...

Những nguồn dữ liệu chính này sẽ được sử dụng để tạo ra các nội dung có sức hút, hình thành nên lớp thông tin thứ hai của hệ thông. Lớp này có thể bao gồm những bộ sưu tập hay những triển lãm, chuyện kể,  thực tế ảo và thực tế tăng cường dựa trên hệ thống định vị GIS về văn hóa, di sản văn hóa được giám tuyển chuyên biệt sẽ được giới thiệu thông qua các công nghệ thông tin cao. 

Nền tảng ichLinks sẽ được chính thức ra mắt với dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể mẫu của 7 quốc gia thành viên vào tháng 03.2021.

 Tin, ảnh: Chu Thu Hằng

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
BẢO TỒN & PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA HUẾ:
Thận trọng & tôn trọng sử liệu từ nhiều nguồn

Là một trong những địa phương còn lưu giữ hệ thống di tích văn hóa nổi bật của quốc gia, thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã tập trung làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hóa truyền thống Huế.

Thận trọng  tôn trọng sử liệu từ nhiều nguồn
Di sản phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế:
Bàn về bảo tồn và phát huy giá trị

Từ kết quả nghiên cứu gần 50 mươi năm qua của các nhà nghiên cứu và các nhà khoa học chuyên sâu về Hồ Chí Minh trong nước và nước ngoài, cho thấy di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế có liên quan, gắn với những năm tháng Bác Hồ và gia đình sinh sống, lao động, học tập và tham gia hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế, và tình cảm của Người với Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế với Bác Hồ. Đó cũng là trọng tâm, mang tính chủ đạo xuyên suốt việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế.

Bàn về bảo tồn và phát huy giá trị
Phát huy giá trị di sản văn hóa trên tạp chí văn nghệ

Văn hóa, di sản luôn là nguồn cảm hứng bất tận của các tác giả. Làm sao để gìn giữ, phát huy được những giá trị di sản và bản sắc văn hóa địa phương luôn là điều trăn trở của những tạp chí văn nghệ.

Phát huy giá trị di sản văn hóa trên tạp chí văn nghệ
Dấu ấn Việt Nam sau 20 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

Năm 2005, Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước của UNESCO về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Từ đó đến nay, Việt Nam đã 2 lần trúng cử vào Ủy ban liên Chính phủ Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (nhiệm kỳ 2006 - 2010 và 2022 - 2026). Điều này cho thấy những đóng góp của Việt Nam về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận; thể hiện sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với khả năng đóng góp, năng lực điều hành của nước ta tại các thể chế đa phương toàn cầu.

Dấu ấn Việt Nam sau 20 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

TIN MỚI

Return to top