ClockChủ Nhật, 23/10/2016 05:51

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

TTH - Thực tế cho thấy, mức tăng trưởng của ngành Nông nghiệp đã ngày càng sụt giảm. Nhưng tái cơ cấu như thế nào là vấn đề không hề dễ dàng.

Gần đây, trên một số diễn đàn, nhiều chuyên gia kinh tế trong nước và cả các định chế tài chính thế giới như WB đã lên tiếng khuyến cáo về việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Việt Nam. Họ cho rằng, ngành Nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến rất dài trong thời gian vừa qua, thế nhưng, nếu cứ duy trì như hiện tại sẽ khó phát triển và cạnh tranh trong thời buổi hội nhập hiện nay.

Nông nghiệp đi theo hướng tập trung, hiện đại gắn với xuất khẩu như là một “mệnh lệnh” trong thời đại hội nhập sâu. Ảnh: Hà Nguyên

Thực tế cho thấy, mức tăng trưởng của ngành nông nghiệp đã ngày càng sụt giảm. Nhưng tái cơ cấu như thế nào là vấn đề không hề dễ dàng.

Ngành Nông nghiệp Việt Nam đang thiếu những điều rất “cơ bản” cho một nền sản xuất hiện đại. Đó là manh mún nhỏ lẻ; thiếu liên kết để tạo ra chuỗi sản xuất hàng hóa; việc thu hút nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp còn nhiều hạn chế…

Những hạn chế này tạo nên những cản trở cho sự phát triển. Đầu tiên là giá thành cao. Một nguyên lý của sản xuất là qui mô sản xuất càng lớn càng có cơ hội hạ giá thành sản phẩm bởi nó có điều kiện để đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng, tiết giảm được nhân công, chi phí quản lý…

Một nền nông nghiệp thiếu sự liên kết và làm ăn lớn cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Đó là tình trạng lệch pha trong cung - cầu. Bởi vì từng cá nhân riêng lẻ vận hành, khó mà biết được nhu cầu thực của thị trường là như thế nào. Cho nên mới sinh ra chuyện sản xuất chạy theo thị trường, nhưng thường là không trùng khớp. Thế mới có tình trạng thừa - thiếu mà người ta thường gọi là thị trường rất bấp bênh.

Từ khi có chủ trương thu hút đầu tư, có thế nói ngành nông nghiệp là ngành có nhiều chính sách ưu ái thu hút đầu tư nhất. Thế nhưng nguồn vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp lại ít nhất. Cũng có thể ngành nông nghiệp là ngành lợi nhuận thấp, thời gian thu hồi vốn dài so với nhiều ngành khác nên ít hấp dẫn các nhà đầu tư. Nhưng cũng có thể có nhiều nguyên nhân khác cần phải mổ xẻ, chẳng hạn chính sách về đất đai đã thật sự phù hợp chưa ?

Nhưng nói gì thì nói, thay đổi ngành nông nghiệp đi theo hướng tập trung, hiện đại gắn với xuất khẩu như là một “mệnh lệnh” trong thời đại hội nhập sâu khi hàng chục hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương đã đến hồi mở toang cánh cửa. Đã đến lúc chúng ta không thể “một mình một chợ” được. Họ sản xuất ra một hạt thóc chi phí một đồng mà mình một đồng mốt thì khó cạnh tranh rồi, đó là chưa nói đến chất lượng.

Bởi vậy, nhiều nhà kinh tế khuyến cáo mấy vấn đề lớn mang tầm vĩ mô và nền tảng cần giải quyết, đó là phải có cơ chế chính sách tích tụ ruộng đất; đó là phải xác định rõ ràng quyền sở hữu đất đai.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp A Lưới

A Lưới đặt mục tiêu xây dựng ngành nông nghiệp thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển từng bước theo hướng toàn diện, bền vững góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới (NTM).

Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp A Lưới
Sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Tại hội nghị tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2022 của huyện Quảng Điền diễn ra chiều 15/11, các đại biểu cho rằng cần áp dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu trong bối cảnh hiện nay.

Sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu
Hướng đến ngành nông nghiệp số

Ngành nông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số (CĐS) nhằm thúc đẩy hiệu quả sản xuất, kinh doanh (SXKD) theo hướng hiện đại, thông minh, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.

Hướng đến ngành nông nghiệp số
Ngành Nông nghiệp bám đuổi mục tiêu xuất khẩu 50 tỷ USD

Qua 8 tháng, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 36,3 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành Nông nghiệp vẫn đang bám đuổi để về đích, đạt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 50 tỷ USD như Chính phủ giao.

Ngành Nông nghiệp bám đuổi mục tiêu xuất khẩu 50 tỷ USD
Return to top