ClockChủ Nhật, 19/07/2015 08:16

Tăng trưởng âm và tâm lý ngại nợ xấu

TTH - Thông tin được công bố tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, một số ngân hàng lớn, như Vietinbank Chi nhánh tỉnh, Vietinbank Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế, BIDV Chi nhánh tỉnh, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)… có mức tăng trưởng âm trong một hai tháng là vấn đề đáng suy ngẫm. Đây là những ngân hàng hàng đầu trên địa bàn, chiếm thị phần lớn, lượng khách hàng đông, kể cả khách hàng thể nhân và khách hàng doanh nghiệp.

Vietinbank Chi nhánh tỉnh có khoảng gần 2.000 khách hàng doanh nghiệp, số lượng khách hàng thể nhân gấp khoảng 10 lần. Vietinbank Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế cũng tương đương con số đó. BIDV Chi nhánh tỉnh còn có phần nhỉnh hơn. Nhưng tại sao các ngân hàng này có tháng lại tăng trưởng âm? Với một số ngân hàng TMCP khác, thông tin này không khiến nhiều người ngạc nhiên, bởi đa số là chi nhánh nhỏ, thậm chí chỉ là phòng giao dịch như An Bình, Liên Việt nên lượng khách hàng thu gọn, trong tháng khó phát sinh khách hàng mới. Các nguồn huy động, cho vay không tăng thêm có thể là xu thế tất yếu khi mà ngày càng có nhiều ngân hàng mới ra đời, đặt chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn, trong khi lượng doanh nghiệp đăng ký mới không nhiều. Đó là chưa nói trong số khoảng 5.000 doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay, số doanh nghiệp có quan hệ với ngân hàng chỉ khoảng 1/3. Một doanh nghiệp có khi là khách hàng của nhiều ngân hàng, nên dù ngân hàng A, B thống kê có chừng đó khách hàng, nhưng nếu tính đúng thì con số trên thực tế còn thấp hơn nhiều.

Nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra và nguyên nhân cốt yếu nhất vẫn là do tâm lý ngại nợ xấu của các ngân hàng, nên các khoản phát sinh vay mới trong sáu tháng đầu năm không nhiều. Chênh lệch giữa huy động và cho vay không lớn, khoảng hơn 2.200 tỷ đồng chia cho 24 ngân hàng trên địa bàn, bình quân mỗi ngân hàng chưa tới 100 tỷ đồng. Theo đó, chênh lệch thu chi 6 tháng trên địa bàn nếu trừ các khoản cũng đã được tính toán khoảng hơn 200 tỷ đồng. Theo Giám đốc BIDV Chi nhánh tỉnh Nguyễn Hữu Tiến, mức chênh lệch này quá khiêm tốn. “Con số này chỉ bằng một chi nhánh của một số ngân hàng lớn có trụ sở ở các TP lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh”, ông Nguyễn Hữu Tiến so sánh.
Điều này nhận được sự chia sẻ của rất nhiều giám đốc các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tham dự hội nghị hôm mùng 9/7 do Ngân hàng Nhà nước tổ chức. Có ngân hàng cho hay, có khi phải “toát mồ hôi” mới cho vay được, nên mức tăng trưởng không cao là điều khó tránh khỏi.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện trong phát biểu chỉ đạo cho rằng, điều các ngân hàng TMCP nêu ra là thực tế, song mức tăng trưởng khiêm tốn, thậm chí âm một vài tháng trong 6 tháng đầu năm 2015 là điều khó chấp nhận. “Nhìn vào hoạt động ngân hàng người ta có thể đánh giá sự phát triển của nền kinh tế. Nếu ngân hàng đạt mức tăng trưởng âm thì nền kinh tế khó phát triển như mong muốn”.
“Ngân hàng là “máu” của nền kinh tế. Nếu “máu” đông thì kinh tế ngưng trệ. Cũng như con người, máu đông thì chỉ có thể là chết. Do thế, ngành ngân hàng phải thoát ra khỏi tâm lý nợ xấu, thoát ra khỏi vòng an toàn thì mới thúc đẩy sự tăng trưởng”, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện nói.
Cũng theo lời Bí thư Tỉnh ủy, bên cạnh việc thoát ra vùng an toàn nợ xấu, các ngân hàng phải cùng với tỉnh tìm kiếm, kêu gọi, kéo doanh nghiệp đầu tư dự án mới để cho vay thì mới thúc đẩy kinh tế phát triển. Đã đến lúc ngân hàng phải chủ động trong việc tìm kiếm, kêu gọi đối tác, doanh nghiệp đầu tư chứ không đợi tỉnh kêu gọi được doanh nghiệp, dự án rồi mới tiếp cận cho vay. Việc cho vay cũng cần linh động để không vi phạm quy định, nhưng dễ giải ngân, không gây khó cho doanh nghiệp.
Tâm Huệ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Náo nức ra đồng thu hoạch lúa đêm

Trên những cánh đồng lộng gió mùa hè, một số nơi nông dân tranh thủ gặt lúa, gom lúa, trực canh lúa. Không khí mùa màng khi đêm về náo nức, rộn ràng không kém ban ngày.

Náo nức ra đồng thu hoạch lúa đêm
Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai

Ngoài nâng cao chế độ lương, thưởng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã quan tâm hơn đến việc cải thiện môi trường làm việc và xây dựng các công trình phúc lợi giúp người lao động (NLĐ) yên tâm cống hiến, gắn bó lâu dài với DN.

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN:
Để không có vùng trắng tín dụng

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng và các dịch vụ tài chính nói chung sẽ góp phần nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là người yếu thế.

Để không có vùng trắng tín dụng

TIN MỚI

Return to top