ClockThứ Ba, 05/06/2018 18:44
Phiên chất vấn ngày thứ 2, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV:

Thẳng thắn, sôi nổi và đưa ra nhiều giải pháp thiết thực

TTH - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, ngày 5/6, Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.

Khai mạc Phiên họp thứ 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIVBảo đảm chất lượng, hiệu quả của hoạt động giám sát của Quốc hộiHôm nay, khai mạc Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XIVĐa số đại biểu Quốc hội chưa được tiếp cận dự án Luật về hội

Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời chất vấn sáng 5/6. Ảnh: TTXVN

Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời thẳng thắn

Trả lời vấn đề mà các đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long); Nguyễn Anh Trí (Hà Nội); Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh) chất vấn về giải pháp xử lý tình trạng xả thải trực tiếp ra môi trường từ các khu công nghiệp; nguy cơ ô nhiễm môi trường từ bên ngoài biên giới; thực trạng, giải pháp xử lý ô nhiễm bụi, không khí ở các thành phố lớn; quản lý thị trường đất đai tại 3 địa phương đang xây dựng đặc khu...

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, các khu, cụm công nghiệp chủ yếu do cấp huyện quản lý, do thiếu vốn nên về cơ bản không có hạ tầng, hoặc hạ tầng không kết nối; trong cụm công nghiệp lại bố trí dân cư ở,...

dẫn tới tình trạng hình thành các khu dân cư ô nhiễm, chuyển ô nhiễm từ làng nghề ra các cụm công nghiệp... Bộ trưởng cho biết, tháng 5 vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định về vấn đề này, trong đó có quy định trách nhiệm cụ thể của cấp tỉnh, cấp huyện... trong đảm bảo môi trường.

Về tình hình thị trường đất đai tại một số địa phương xây dựng đặc khu đang diễn biến phức tạp, Bộ trưởng cho rằng, vấn đề này liên quan đến tầm nhìn. Bởi theo quy luật thì khi nhìn thấy tiềm năng là người dân sẽ đổ xô vào đất đai, nhưng chúng ta chưa có giải pháp để ngăn chặn trước tình trạng này.

Theo Bộ trưởng, từ 10 năm trước, đất đai ở khu vực làm sân bay Long Thành cũng xảy ra tình trạng tương tự mà dù chính quyền có dừng chứng nhận các giao dịch thì việc mua bán “ngầm” vẫn diễn ra. Vấn đề sốt đất là đương nhiên nhưng nghiêm trọng hơn là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đất rừng, đất đặc dụng thành đất xây dựng, hệ quả khó lường. Nếu các giao dịch trái pháp luật thì khi đền bù, thu hồi đất cần phải áp dụng sao cho công bằng.

Bộ trưởng cũng trả lời thẳng thắn và đưa ra nhiều giải pháp đối với các vấn đề khác mà đại biểu chất vấn.

Bộ trưởng Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nắm chắc vấn đề

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Trần Văn Mão – tỉnh Nghệ An, băn khoăn về chất lượng lao động của nước ta. Theo đại biểu, chất lượng lao động của nước ta hiện nay còn rất thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.

Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, sau phiên thảo luận về kinh tế - xã hội của Quốc hội, Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã hội đã báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao cho bộ chủ trì xây dựng một đề án để nâng cao chất lượng và điều chỉnh cơ cấu lao động phù hợp với cuộc cách mạng 4.0, trong đó, có 3 nội dung tập trung nhấn mạnh, đó là: tập trung xử lý và tìm cách để giải quyết được 215.000 sinh viên và người lao động có trình độ đại học trở lên đang thất nghiệp; tập trung giải quyết chăm lo cho số đầu vào- tức là phân luồng mạnh để tập trung lực lượng lao động vào tuổi 15 để chuẩn bị theo hướng đó; tập trung đào tạo và đào tạo lại số đang làm việc nhưng có nguy cơ mất việc, nguy cơ sa thải và đặc biệt ở ba lĩnh vực: giày da, dệt may, công nghệ.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá, Bộ trưởng Trần Hồng Hà và Đào Ngọc Dung đã nắm chắc vấn đề, trả lời rõ ràng, thẳng thắn nhận trách nhiệm đối với những mặt còn hạn chế, đưa ra nhiều giải pháp thiết thực trong thời gian tới.

Tâm Huệ (tổng hợp)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới

Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế-xã hội; liên quan trực tiếp các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương. Ðây là nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới
Return to top