ClockThứ Ba, 04/04/2017 20:46

Thành lập bảo tàng phải đảm bảo đúng quy chế

TTH.VN - Xung quanh câu chuyện Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ đặt tại số 1 Phạm Hồng Thái (TP. Huế) đang trong quá trình hoàn thiện, chuẩn bị đưa vào hoạt động, có nhiều ý kiến trái chiều về tên gọi cũng như cách sử dụng ngôn ngữ mà chủ nhân đặt từng góc trưng bày.

Cần cẩn trọng trong việc trưng bày ở Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ

Về phía đơn vị quản lý mặt chuyên môn, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa - Sở Văn hóa và Thể thao cho hay, vào tháng 10/2016, phía Công ty TNHH XQ Sử Quán đăng ký hoạt động bảo tàng ngoài công lập với tên gọi Bảo tàng Nghề thêu Huế. Thế nhưng, sau khi xem qua hồ sơ đăng ký cũng như các hiện vật, tác phẩm liên quan, hội đồng thẩm định không đồng tình vì những tác phẩm chỉ chuyên sâu về mảng nghệ thuật thêu của công ty. Hội đồng thẩm định đề nghị đổi tên thành Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ. Ngoài xây dựng hồ sơ đề án, hồ sơ hiện vật, công ty phải đáp ứng nhân sự am hiểu lĩnh vực bảo tàng, có kho, trang bị hỗ trợ cho việc trưng bày…

Một góc bên trong không gian "Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ" đang trong quá trình hoàn thiện

Còn về vấn đề câu chữ trong việc thể hiện ở các không gian trưng bày, phía XQ dùng theo cảm nhận nghệ thuật, chứ không phải văn phong hành chính. Tuy nhiên, những từ nào không phù hợp sở sẽ đề nghị điều chỉnh. “Theo quy định, Công ty TNHH XQ Sử Quán đăng ký hoạt động bảo tàng ngoài công lập là đúng và Sở có trách nhiệm hướng dẫn, thẩm định, trình UBND tỉnh cấp phép. Tuy nhiên, trước khi đi vào hoạt động chính thức, hội đồng thẩm định sẽ xem xét một lần nữa có đảm bảo việc trưng bày phù hợp như đã đăng ký chưa, nếu chưa thì phải điều chỉnh”, ông Anh khẳng định.

Nghệ nhân nhân dân nghề thêu truyền thống Lê Văn Kinh (thành viên hội đồng thẩm định) không đồng tình với cách gọi bảo tàng mà theo ông, thay vào đó gọi là không gian hoặc phòng trưng bày tranh thêu nghệ thuật XQ. Theo ông Kinh, bảo tàng là nơi trưng bày những cái quý hiếm, những cái không còn nữa, không có khả năng làm được. Còn với tuổi đời như XQ thì chưa đủ. 

Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết sẽ giám sát quá trình hoạt động của bảo tàng khi nó đi vào hoạt động chính thức. “Chúng tôi yêu cầu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện, bố trí trưng bày sản phẩm phải đảm bảo đúng nội dung, quy chế. Ngoài ra, phải có tác phẩm tiêu biểu, kho chứa tác phẩm, hệ thống thuyết minh… Tất cả sẽ được hội đồng thẩm định trước ngày cho phép hoạt động. Trường hợp ngôn ngữ, cách thể hiện không phù hợp chúng tôi sẽ yêu cầu chấn chỉnh”, ông Dũng nhấn mạnh.

Cần bố trí một không gian để nói về nghề thêu

Chiều 4/4, tại Bảo tàng Nghệ thuật XQ, đơn vị này đã tổ chức buổi gặp mặt, lắng nghe những trao đổi của các nhà nghiên cứu, nhà văn hóa và báo chí xung quanh những vấn đề về việc hoạt động bảo tàng, cách thức trưng bày, chú thích hiện vật... Nhiều ý kiến cho rằng, nếu đã là một bảo tàng cần phải có một không gian riêng để trưng bày những hiện vật nói về quá trình hình thành, lịch sử nghề thêu. Bên cạnh đó, cần cẩn trọng trong cách sử dụng câu chữ để thuyết minh cho không gian trưng bày cũng như trưng bày sao cho khoa học.

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương nêu ý kiến, nếu đã dùng từ “bảo tàng” thì phải có một không gian riêng để nói về nghề thêu. “Đã là bảo tàng thì phải có cây kim, sợi chỉ, bức tranh đầu tiên… Ngoài ra, cần lưu ý đến cách đặt tên cho từng không gian sao cho dễ hiểu”, ông Ngọc lưu ý. Trong khi đó theo T.S Thái Kim Lan, cần có sự tách biệt rõ ràng giữa không gian trưng bày với không gian kinh doanh để phân biệt rõ ràng khu nào bảo tàng dành cho du khách thưởng ngoạn, khu nào là nơi kinh doanh mọi người có thể mua tác phẩm.

Một số phóng viên cũng đặt câu hỏi về công tác trưng bày, chú thích hiện vật đến thời điểm này, cũng như cách thức hoạt động khi chính thức khai trương. Ông Võ Văn Quân (người sáng lập XQ Việt Nam, chủ đầu tư Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ) ghi nhận những đóng góp, ý kiến của các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu cũng như báo giới quan tâm đến hoạt động của bảo tàng. Ông Quân cho hay, vẫn đang trong quan trình hoàn thiện, sẽ trao đổi thêm với cơ quan chuyên môn mà cụ thể là Sở Văn hóa và Thể thao và sẽ có trả lời cụ thể. “Chúng tôi xin lắng nghe, tiếp thu những ý kiến từ nhiều phía để hoàn thiện tốt hơn”, ông Quân nói.


Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
Nỗi thương món Huế

Xứ Huế để lại những ấn tượng sâu đậm trong tâm trí tôi vì nhiều lẽ: Cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng hữu tình, con người duyên dáng và thanh lịch, chất văn hóa ngấm trong từng danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, nếp sống, nếp nghĩ của con người Cố đô... Và, tôi còn vấn vương xứ Huế vì một lẽ khác nữa - những món của Huế!

Nỗi thương món Huế
“Sắc Huế trong em”

Đây là chủ đề hội chợ trường học lần thứ V, năm học 2023 – 2024 do Trường tiểu học Vĩnh Ninh tổ chức ngày 24/3.

“Sắc Huế trong em”
Lễ hội góp phần tôn vinh bản sắc giá trị văn hóa Huế

Bên cạnh đẩy mạnh xây dựng nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống hồ sơ khoa học về các lễ hội, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục các giá trị của lễ hội, lựa chọn để quảng bá những nét đẹp, hạn chế những lễ hội có những hình ảnh phản cảm.

Lễ hội góp phần tôn vinh bản sắc giá trị văn hóa Huế
Nhiều ý kiến hay từ một cuốn sách về văn hóa Huế

Cuối năm 2023, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế ra mắt cuốn sách “Văn hóa Huế - Nhận diện các giá trị và hướng phát triển” (Nxb Đại học Huế, ấn hành tháng 11/2023). Sách dày 430 trang, với 36 công trình nghiên cứu của 36 tác giả, nhóm tác giả. Theo lời giới thiệu, đây là cuốn sách tập hợp các tham luận từ hai cuộc hội thảo do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức: “Văn hóa Huế - Nhận diện giá trị bản sắc và hướng phát triển” (năm 2020) và “Phát huy giá trị các thiết chế văn học nghệ thuật trong phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế” (năm 2019).

Nhiều ý kiến hay từ một cuốn sách về văn hóa Huế
Return to top