ClockThứ Tư, 27/03/2019 11:27

Thay đổi trong công nhận trình độ của của giáo viên, chủ nhiệm giỏi

Dự kiến, việc công nhận trình độ của giáo viên, chủ nhiệm giỏi sẽ theo hướng chuyển từ việc thi sang xét thông qua tiêu chí quy chuẩn...

Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết, Bộ GD-ĐT đã có dự thảo sửa đổi quy định về 2 cuộc thi giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi theo hướng chuyển việc thi sang xét giáo viên giỏi thông qua tiêu chí quy chuẩn.

Dự kiến, việc công nhận trình độ của giáo viên, chủ nhiệm giỏi sẽ  tiến bộ của người học, qua tín nhiệm của phụ huynh học sinh (ảnh minh họa)

Với giáo viên chủ nhiệm giỏi thì gắn với các tiêu chí về giáo dục; với giáo viên dạy giỏi, gắn với tiêu chí về giảng dạy trong chuẩn nghề nghiệp. Bộ GD-ĐT sẽ tiến tới công nhận trình độ của giáo viên thông qua hậu kiểm, qua tiến bộ của người học, qua tín nhiệm của phụ huynh học sinh, cộng đồng và xã hội.

Đặc biệt, không gắn kết quả thi giáo viên giỏi, chủ nhiệm giỏi với thành tích tập thể mà chỉ coi đây là sân chơi, qua đó giáo viên không chỉ được tôn vinh mà còn bồi dưỡng nâng cao năng lực.

Cục Nhà giáo đã trình Bộ trưởng dự thảo này và trong thời gian sớm nhất sẽ công khai trên mạng Internet để lấy ý kiến góp ý.

Trước các ý kiến quan tâm đến việc giảm áp lực cho đội ngũ giáo viên, ông Hoàng Đức Minh khẳng định, việc này luôn được Bộ GDĐT quan tâm trong những năm qua.

Theo đó, ngày 18/1/2019, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ký ban hành Chỉ thị số 138/CT-BGDĐT về việc chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường. Theo Chỉ thị, Giám đốc Sở GD-ĐT, Trưởng phòng GDĐT và Hiệu trưởng nhà trường tuyệt đối không được quy định thêm hoặc yêu cầu giáo viên có thêm các loại hồ sơ, sổ sách ngoài những loại hồ sơ, sổ sách theo quy định tại Điều lệ hoặc Quy chế nhà trường do Bộ GDĐT ban hành.

Giáo viên được phép chọn hình thức trình bày, viết tay hoặc đánh máy khi sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định. Từng bước sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử thay cho các loại hồ sơ, sổ sách hiện hành theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường và khả năng thực hiện của giáo viên.

Theo ông Hoàng Đức Minh, những nội dung trên đã được địa phương ủng hộ và chỉ đạo thực hiện quyết liệt.

Sẽ tập trung vào triển khai sách thực nghiệm SGK lớp 1 trước

Liên quan đến tiến độ triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (SGK GDPT) mới, ông Nguyễn Xuân Thành – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học thông tin: Thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về việc đổi mới chương trình, SGK GDPT, để chủ động triển khai Chương trình GDPT mới, Bộ GD-ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ SGK đầy đủ cho tất cả các môn học.

Dự kiến, học kỳ 1 năm 2019-2020, bản thảo SGK được triển khai thực nghiệm ở một số cơ sở GDPT, tập trung vào lớp 1 (ảnh minh họa)

Trong vài ngày tới, Bộ GD-ĐT sẽ có thư mời và tuyển đội ngũ chủ biên tác giả; sau đó tập huấn để đảm bảo SGK thể hiện được mục tiêu, nội dung của chương trình mới theo phương pháp phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

“Sau khi biên soạn, học kỳ 1 năm 2019-2020, bản thảo SGK được triển khai thực nghiệm ở một số cơ sở GDPT, tập trung vào lớp 1. Thực nghiệm những nội dung mới, phương pháp, cách thức tổ chức dạy học để đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất năng lực học sinh” – ông Nguyễn Xuân Thành cho biết.

Liên quan đến bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho chương trình GDPT mới, theo ông Nguyễn Xuân Thành, Bộ GD-ĐT đã chuẩn bị kế hoạch cụ thể để triển khai, tập trung bồi dưỡng cho 4 đối tượng: cán bộ quản lý cấp Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở GDPT; giáo viên; giảng viên sư phạm chủ chốt. Nội dung tập huấn bám theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng cơ sở GDPT.

Năm 2019 sẽ tập trung bồi dưỡng cho các đối tượng nói trên hiểu về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá cũng như các điều kiện cần thiết để triển khai chương trình GDPT mới với nội dung sát với từng đối tượng được tập huấn.

Để làm được việc này, phương thức bồi dưỡng sẽ kết hợp giữa bồi dưỡng qua mạng và trực tiếp. Việc thiết kế nội dung bồi dưỡng trên mạng được quan tâm. Các khóa tập huấn không chỉ cung cấp kiến thức lý thuyết mà còn tập trung nhiều vào nghiên cứu trường hợp cụ thể, có bài học minh họa; nội dung bồi dưỡng được thiết kế sát với công việc hàng ngày của mỗi giáo viên trong quá trình triển khai dạy học trong nhà trường...

Theo VOV

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Thay đổi mạnh mẽ nhận thức, hành động từ học Bác

Với Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Quảng Điền, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được cụ thể hóa vào công việc thường nhật, phù hợp với nhiệm vụ chính trị và chuyên môn được giao.

Thay đổi mạnh mẽ nhận thức, hành động từ học Bác

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top