Thế giới

ADB: Châu Á đặt mục tiêu tăng trưởng nhanh hơn, giảm lạm phát vào năm 2023

ClockThứ Ba, 04/04/2023 15:15
TTH.VN - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) mới đây cho biết, bất chấp tình hình tại các nền kinh tế tiên tiến đang “góp phần” tạo nên một viễn cảnh toàn cầu đen tối hơn, các nền kinh tế đang phát triển của châu Á do Trung Quốc dẫn đầu đang trên đà tăng trưởng nhanh hơn, lạm phát ở mức vừa phải trong năm nay và năm tới.

ASEAN cần hành động để tăng cường vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầuCác cuộc khủng hoảng toàn cầu tiếp tục đe dọa tiến độ thực hiện SDGsGiải pháp “xanh” là chìa khóa chống biến đổi khí hậuThế giới dự báo kinh tế Việt Nam: Điểm sáng năm 2023ADB hạ dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

leftcenterrightdel
 Châu Á đang nỗ lực đạt tăng trưởng trong năm nay và năm tới. Ảnh minh hoạ: Người Lao động

Cụ thể, ADB thông tin trong bản cập nhật dự báo khu vực được công bố vào ngày 4/4 rằng, 46 quốc gia thành viên trên khắp lục địa sẽ tăng trưởng ở mức 4,8% trong năm 2023 và 2024, nhanh hơn mức 4,2% của năm ngoái. Cùng lúc, lạm phát sẽ ở mức vừa phải, đạt 4,2% trong năm nay, giảm nhẹ từ mức 4,4% ghi nhận vào năm 2022.

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại có tác động lớn trong các dự báo của nhóm, với việc ADB nhận thấy các tác động dây chuyền tiếp theo đối với tăng trưởng, bao gồm cả việc thúc đẩy lượng khách du lịch đến khắp châu Á.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng kiểm soát tốt lạm phát và cân bằng cung cầu trên diện rộng, đồng thời các nhà phân tích của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng không nhận thấy lạm phát ở khu vực và toàn cầu sẽ tăng đáng kể từ việc mở cửa trở lại của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, rủi ro lạm phát vẫn còn cao, đặc biệt là với thông báo bất ngờ của OPEC+ về việc cắt giảm sản lượng dầu lên đến 1 triệu thùng.

Albert Park, Nhà kinh tế trưởng của ADB nhận định: “Chúng tôi dự đoán rằng nguồn cung vẫn sẽ bị hạn chế phần nào trong năm nay” do nhu cầu cao đột biến của Trung Quốc khi nước này phục hồi sau tác động của đại dịch COVID-19.

Trong trường hợp không tính đến Trung Quốc trong dự báo của ADB, các nhà phân tích nhận thấy lạm phát của khu vực sẽ tăng tốc 6,2% trong năm nay và 4,5% vào năm 2024, giảm từ mức 6,7% vào năm 2022.

Về một số điểm nổi bật khác có trong báo cáo và tóm tắt của ADB:

Khủng hoảng ngân hàng

Chuyên gia của ADB cho rằng, khủng hoảng ngân hàng sẽ không để lại nhiều tác động ở châu Á, một phần là bởi vì rất ít ngân hàng trong khu vực có liên quan trực tiếp đến 3 vụ ngân hàng lớn ở Mỹ và châu Âu sụp đổ.

Việc có đủ vốn tại các ngân hàng châu Á sẽ hạn chế các lỗ hổng xuất hiện.

Chính sách tiền tệ

Các ngân hàng trung ương của khu vực, vốn chủ yếu tập trung vào việc tăng lãi suất vào năm ngoái, hiện đang nghiêng nhiều hơn về phía duy trì chính sách khi cân bằng tài khoá được cải thiện, nhất là trong bối cảnh tăng trưởng đang phục hồi và các kế hoạch ngân sách trên toàn khu vực chủ yếu kỳ vọng vào sự tăng trưởng hơn nữa trong năm nay.

Tác động từ đồng Dollar

Phần lớn các nước đang phát triển ở châu Á đã và đang chứng kiến sự phục hồi của dòng vốn đầu tư nước ngoài từ cuối năm ngoái, bên cạnh việc hỗ trợ các đồng tiền khu vực khi đồng Dollar có xu hướng suy yếu. Tuy nhiên, việc nới lỏng các điều kiện tài chính đã bị đình trệ vào tháng 2 và tháng 3 với lạm phát cao và trong bối cảnh ngân hàng ở nước ngoài đang gặp rắc rối, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết.

Cải tiến sản xuất

Sau khi Trung Quốc phong toả vào cuối năm ngoái, điều này đã cản trở các đơn đặt hàng sản xuất và xuất khẩu trên khắp các nền kinh tế trong khu vực, một số nước phải đến đầu năm 2023 mới báo cáo cải thiện trong điều kiện kinh doanh.

Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu lớn của châu Á vẫn còn nhiều vấn đề phải đối mặt, có thể kể đến bao gồm nhu cầu toàn cầu suy giảm, đơn đặt hàng chất bán dẫn và các danh mục điện tử khác giảm và sự chuyển dịch hậu COVID-19 rộng rãi hơn sang dịch vụ, thay vì mua hàng hoá… đang là những trở ngại kéo dài.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
Chính sách sử dụng người tài: Lịch sử và vấn đề đặt ra

Phát hiện, tiến cử, thu hút, trọng dụng nhân tài luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Việc đặt ra những chính sách kịp thời, phù hợp hơn để thu hút và trọng dụng nhân tài là vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Chính sách sử dụng người tài Lịch sử và vấn đề đặt ra
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Return to top