Thế giới

ADB: Tiêm chủng rộng rãi có thể thúc đẩy tăng trưởng ở các nước Thái Bình Dương

ClockThứ Ba, 03/08/2021 17:11
TTH.VN - Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Giám sát Kinh tế Thái Bình Dương (PEM) thuộc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), mặc dù dự báo tăng trưởng kinh tế ở Thái Bình Dương đang sụt giảm, nhưng những tiến bộ gần đây trong việc triển khai tiêm chủng và các biện pháp y tế công cộng mạnh mẽ hơn đang mang lại những tín hiệu lạc quan cho việc mở cửa lại biên giới một cách an toàn trong thời gian tới, thúc đẩy tăng trưởng cho năm 2022.

ADB: Châu Á đang phát triển sẽ chỉ tăng trưởng 0,1% trong năm 2020ADB: Châu Á duy trì đà tăng trưởng ổn định bất chấp căng thẳng thương mại toàn cầuADB đầu tư 25 triệu USD hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đông Nam Á

Tiêm chủng rộng rãi sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng cho các nền kinh tế Thái Bình Dương vào năm 2022. Ảnh minh họa: Getty Image 

Sau khi sụt giảm 5,8% trong năm 2020 do các tác động của đại dịch COVID-19, nền kinh tế của 14 quốc gia thành viên đang phát triển ở Thái Bình Dương (DMC) được dự báo sẽ tăng trưởng 0,3% trong năm nay, và tăng lên 4,0% vào năm 2022. Mức tăng trưởng dự kiến ​​này dựa trên triển vọng của Papua New Guinea nền kinh tế lớn nhất của tiểu vùng, nơi dự kiến ​​sẽ phục hồi khiêm tốn trong năm nay trước khi tăng vọt vào năm 2022.

Dự báo vừa được đưa ra cho năm 2021 thể hiện sự sụt giảm nhẹ so với Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2021 công bố hồi tháng 4, phần lớn do tác động của đại dịch COVID-19 đang diễn ra ở Fiji, cũng như sự trì hoãn trong kế hoạch mở lại một phần biên giới của Vanuatu. Theo đánh giá của các chuyên gia ADB, tăng trưởng trong tương lai sẽ chịu sự chi phối của tình hình dịch bệnh, việc triển khai tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 và khả năng duy trì sự điều phối quốc tế về kích thích tài chính.

“Các bong bóng du lịch an toàn được kỳ vọng sẽ góp phần vào tiến trình phục hồi dần dần ở Thái Bình Dương và mang lại hy vọng cho một số nền kinh tế nhỏ hơn, phụ thuộc nhiều vào du lịch của khu vực”, Tổng giám đốc ADB phụ trách khu vực Thái Bình Dương Leah Gutierrez cho biết. Ông cũng nhấn mạnh rằng việc tiêm chủng rộng rãi, cả trong các nền kinh tế Thái Bình Dương và các đối tác kinh tế lớn của khu vực này, sẽ “đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng vào năm 2022”.

Hiện tại, các hoạt động du lịch đến các quốc gia Thái Bình Dương phần lớn vẫn đóng cửa, với lượng khách trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4/2021 giảm 100% so với cùng kỳ năm 2020. Một số điểm đến ở Thái Bình Dương đang tìm kiếm các chương trình “bong bóng du lịch” phù hợp như một công cụ để hồi sinh ngành du lịch đã chịu nhiều tổn thất do đại dịch.

Bảo Nghi (Lược dịch từ ADB)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: ADB ký cam kết mới giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa ký một cam kết trị giá 50 triệu USD cho Quỹ Chuyển đổi khí hậu châu Á Actis, nhằm hỗ trợ việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và giải quyết các thách thức phát triển từ tác động của tình trạng biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương.

Châu Á - Thái Bình Dương ADB ký cam kết mới giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng
Châu Á - Thái Bình Dương: Cơ sở hạ tầng sẵn sàng cho AI là nền tảng của kinh tế số

Các nền kinh tế kỹ thuật số hiện đại ngày nay được xây dựng dựa trên những tiến bộ trong cả công nghệ hiện tại và tương lai. Có thể thấy, sự ra đời của kết nối cáp quang và trung tâm dữ liệu đã đặt nền móng cho cuộc cách mạng kỹ thuật số, cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản cho kết nối Internet và các dịch vụ đám mây, cho phép doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong thời đại kỹ thuật số.

Châu Á - Thái Bình Dương Cơ sở hạ tầng sẵn sàng cho AI là nền tảng của kinh tế số
ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo một bài phân tích ngày 7/6 của trang Business Times, sáu nền kinh tế lớn của ASEAN đang được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng và chiến lược “Trung Quốc + 1”, và khu vực này sẵn sàng đón nhận nhiều dòng vốn FDI hơn nữa khi hội nhập vào mạng lưới toàn cầu.

ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Return to top